Doanh nghiệp tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán mà không còn tài sản có được xóa nợ tiền thuế không?
- Doanh nghiệp tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán mà không còn tài sản có được xóa nợ tiền thuế không?
- Hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế cho doanh nghiệp tuyên bố phá sản không còn tài sản để nộp tiền thuế thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền xóa nợ tiền thuế cho doanh nghiệp tuyên bố phá sản?
Doanh nghiệp tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán mà không còn tài sản có được xóa nợ tiền thuế không?
Doanh nghiệp tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán mà không còn tài sản có được xóa nợ tiền thuế không, căn cứ theo khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
3. Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm g khoản 1 Điều 125 của Luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi.
Người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quy định tại khoản này trước khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa.
…
Theo quy định doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt sẽ được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Theo đó trường hợp doanh nghiệp tuyên bố phá sản mà đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế thì sẽ được xóa nợ tiền thuế.
Doanh nghiệp tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán mà không còn tài sản có được xóa nợ tiền thuế không? (Ảnh từ Internet)
Hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế cho doanh nghiệp tuyên bố phá sản không còn tài sản để nộp tiền thuế thế nào?
Hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế cho doanh nghiệp tuyên bố phá sản không còn tài sản để nộp tiền thuế, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 65 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 hồ sơ đề nghị bao gồm:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/XOANO ban hành kèm theo Phụ lục I Thông tư này tại đây;
+ Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
+ Tài liệu phân chia tài sản của chấp hành viên thể hiện số nợ thuế thu hồi được hoặc không thu hồi được (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
+ Quyết định về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cơ quan thi hành án dân sự (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
+ Thông báo tiền thuế nợ tại thời điểm đề nghị xóa nợ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế).
Cơ quan nào có thẩm quyền xóa nợ tiền thuế cho doanh nghiệp tuyên bố phá sản?
Cơ quan nào có thẩm quyền xóa nợ tiền thuế cho doanh nghiệp tuyên bố phá sản, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 87 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 85 của Luật này;
b) Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5.000.000.000 đồng.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 10.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng.
…
Theo đó trường hợp doanh nghiệp tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, thì sẽ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?