Doanh nghiệp tự ý chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài phải được gửi đến cơ quan nhà nước nào?
- Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài phải bao gồm những loại giấy tờ nào?
- Doanh nghiệp tự ý chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài phải được gửi đến cơ quan nhà nước nào?
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Chuẩn bị nguồn lao động
1. Doanh nghiệp dịch vụ chuẩn bị nguồn lao động trước khi đăng ký hợp đồng cung ứng lao động khi có yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc theo thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.
...
Theo đó, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài đến Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Lưu ý: Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được phép chuẩn bị nguồn lao động trước khi đăng ký hợp đồng cung ứng lao động khi:
- Có yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động
- Hoặc theo thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động
Tuy nhiên, việc chuẩn bị chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.
Doanh nghiệp tự ý chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở người ngoài khi chưa có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài phải bao gồm những loại giấy tờ nào?
Những giấy tờ trong hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ bao gồm những loại được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
(1) Văn bản về việc chuẩn bị nguồn lao động;
(2) Bản sao văn bản đề nghị hoặc thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực; đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam thì gửi kèm tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài;
(3) Phương án chuẩn bị nguồn lao động, trong đó nêu rõ số lượng người lao động, thời gian và phương thức chuẩn bị nguồn lao động;
(4) Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động.
Mẫu văn bản về việc chuẩn bị nguồn lao động hiện nay đang được sử dụng là Mẫu số 01 được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH TẢI VỀ.
Doanh nghiệp tự ý chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuẩn bị nguồn lao động khi chưa có sự cho phép được quy định tại khoản 5 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì một trong các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của pháp luật trong suốt quá trình hoạt động;
b) Không duy trì điều kiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 112/2021/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong suốt thời gian hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài và trong thời gian người lao động Việt Nam do doanh nghiệp đưa đi đang làm giúp việc gia đình ở nước ngoài;
c) Thực hiện không đúng các nội dung hợp đồng cung ứng lao động đã đăng ký và được chấp thuận;
d) Không bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật;
đ) Không tư vấn, hỗ trợ cho người lao động các thủ tục liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động, quyền lợi, chế độ và thủ tục về nước;
e) Chuẩn bị nguồn lao động khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Đình chỉ việc thực hiện hợp đồng cung ứng lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ 06 tháng đến 12 tháng khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, điểm đ khoản 8 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 5 Điều này;
...
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp tự ý chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở người ngoài khi chưa có sự cho phép của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?