Doanh nghiệp thu mua gỗ của người dân không có hóa đơn thì có thể lập bảng kê lâm sản không? Xác nhận bảng kê lâm sản như thế nào?
Doanh nghiệp thu mua gỗ của người dân không có hóa đơn thì có thể lập bảng kê lâm sản không?
Căn Điều 5 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về bảng kê lâm sản như sau:
"Điều 5. Bảng kê lâm sản
1. Bảng kê lâm sản:
a) Do chủ lâm sản lập sau khai thác; khi mua bán, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển; khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản theo quy định hoặc do người có thẩm quyền lập khi lập hồ sơ xử lý vi phạm;
b) Chủ lâm sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai và nguồn gốc lâm sản hợp pháp tại bảng kê lâm sản;
c) Mẫu bảng kê lâm sản theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 và Mẫu số 04 kèm theo Thông tư này.
2. Lập bảng kê lâm sản:
a) Chủ lâm sản ghi đầy đủ các nội dung về lâm sản tại bảng kê lâm sản theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 hoặc Mẫu số 04 kèm theo Thông tư này;
b) Đối với gỗ không đủ kích thước quy định tại điểm g khoản 1 Điều 4 Thông tư này, ghi tổng chung số lượng và khối lượng hoặc trọng lượng của lâm sản đó vào bảng kê lâm sản;
c) Chủ lâm sản khi lập bảng kê lâm sản đối với gỗ tròn, gỗ xẻ có số hiệu gỗ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 4 Thông tư này, phải ghi số hiệu gỗ vào bảng kê lâm sản.
d) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ hoặc động vật rừng, chủ lâm sản phải ghi chi tiết hoặc ghi tổng hợp chung số lượng và khối lượng hoặc trọng lượng đối với từng loại lâm sản trong bảng kê lâm sản;
đ) Cuối mỗi trang của bảng kê lâm sản ghi tổng số lượng và khối lượng hoặc trọng lượng, dung tích từng loại lâm sản của trang đó và có chữ ký của chủ lâm sản. Trang cuối của bảng kê lâm sản ghi tổng số lượng và khối lượng hoặc trọng lượng, dung tích của từng loại lâm sản trong cả bảng kê lâm sản."
Từ căn cứ pháp luật trên thì doanh nghiệp không được phép lập bảng kê lâm sản mà việc lập bảng kê lâm sản phải do chủ lâm sản lập. Do đó doanh nghiệp có thể yêu cầu chủ lâm sản mà mình thu mua lập bảng kê lâm sản. Việc lập bảng kê cần tuân thủ các quy định pháp luật nêu trên; ghi đầy đủ tổng số lượng và khổi lượng lâm sản và cuối mỗi trang của bảng kê lâm sản ghi tổng số lượng và khối lượng gỗ keo cần có chứ ký của chủ lâm sản.
Doanh nghiệp thu mua gỗ
Việc lập bảng kê lâm sản có thể do người đại diện của chủ sở hữu lâm sản hay không?
Căn cứ quy định khoản 12 Điều 3 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về chủ lâm sản như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
12. Chủ lâm sản là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu lâm sản hoặc là người đại diện cho chủ lâm sản thực hiện việc quản lý, vận chuyển lâm sản đó."
Như vậy chủ lâm sản có thể là chủ sở hữu lâm sản đó hoặc là người đại diện chủ sở hữu lâm sản thực hiện quản ly lâm sản đó. Do đó nếu trong quá trình giao dịch doanh nghiệp cũng có thể làm việc với người đại diện của chủ sở hữu lâm sản, yêu cầu họ lập bảng kê lâm sản.
Xác nhận bảng kê lâm sản như thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về việc xác nhận bảng kê lâm sản như sau:
"Điều 7. Xác nhận bảng kê lâm sản
4. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan Kiểm lâm sở tại. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không xác nhận và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại thông báo cho chủ lâm sản.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thông báo, cơ quan Kiểm lâm sở tại tiến hành xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản; trường hợp phức tạp, việc xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản được thực hiện không quá 05 ngày làm việc.
Kết thúc xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản, cơ quan Kiểm lâm sở tại lập biên bản kiểm tra lâm sản theo Mẫu số 05 kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc xác minh, cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận bảng kê lâm sản và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không xác nhận và nêu rõ lý do.
5. Cơ quan Kiểm lâm sở tại chịu trách nhiệm trước pháp luật khi xác nhận nguồn gốc lâm sản hợp pháp; lập sổ theo dõi xác nhận bảng kê lâm sản cho từng năm theo Mẫu số 06 kèm theo Thông tư này; lưu giữ bản sao của bảng kê lâm sản đã xác nhận và bản sao các tài liệu về nguồn gốc lâm sản theo quy định của pháp luật."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn chót nộp tờ khai thuế quý 4/2024? Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT quý 4/2024 vào thời gian nào?
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm hàng hóa? Điều kiện trúng thầu đối với mua sắm hàng hóa?
- Cách đăng ký thi Đánh giá năng lực 2025 TPHCM ĐHQG? Hướng dẫn đăng ký thi, thanh toán lệ phí thi ĐGNL 2025 ĐHQG TPHCM ra sao?
- Ngày 22 1 là ngày gì? Ngày 22 1 cung gì? Ngày 22 1 có sự kiện gì? Ngày 22 1 có phải ngày lễ lớn của Đất nước?
- Mẫu thông báo các chương trình khuyến mại cuối năm mua sắm cho dịp Tết Âm lịch là mẫu nào theo Nghị định 128?