Doanh nghiệp phải lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động đối với vụ tai nạn lao động chết người trong thời gian bao lâu?
Một vụ tai nạn lao động có nhiều người bị tai nạn lao động thì doanh nghiệp có được gộp thành 01 bộ hồ sơ tai nạn lao động chung không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.
Hay nói cách khác, doanh nghiệp không được gộp thành 01 bộ hồ sơ vụ tai nạn lao động chung đối với một vụ tai nạn lao động có nhiều người bị tai nạn lao động.
Hồ sơ vụ tai nạn lao động do doanh nghiệp lập bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
- Sơ đồ hiện trường;
- Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
- Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
- Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
- Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
- Biên bản điều tra tai nạn lao động;
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động;
- Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
- Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).
Doanh nghiệp phải lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động đối với vụ tai nạn lao động chết người trong thời gian bao lâu?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về Hồ sơ vụ tai nạn lao động
Hồ sơ vụ tai nạn lao động
…
3. Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động
a) Người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 8 Điều 18 Nghị định này.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
…
6. Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
Như vậy, doanh nghiệp phải hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người.
Doanh nghiệp phải lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động đối với vụ tai nạn lao động chết người trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)
Tai nạn lao động có bao nhiêu loại?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về phân loại tai nạn lao động cụ thể như sau:
Phân loại tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Như vậy, có 03 loại tai nạn lao động theo quy định, bao gồm:
- Tai nạn lao động chết người;
- Tai nạn lao động nặng;
- Tai nạn lao động nhẹ
Trong đó, tai nạn lao động được định nghĩa tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?