Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì để được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng?
- Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì để được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng?
- Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng có được chuyển loại hình sang nhập khẩu hay không?
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được tạm nhập, tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hay không?
Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì để được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng?
Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì để được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng phải căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:
Một số quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện
1. Thương nhân Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp) được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện khi đáp ứng các quy định tại Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này và được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định này phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, để được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2019.
+ Doanh nghiệp phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì để được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng?(Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng có được chuyển loại hình sang nhập khẩu hay không?
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng có được chuyển loại hình sang nhập khẩu hay không phải căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:
Một số quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện
...
2. Ngoài việc tuân thủ quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16 Nghị định này, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện phải thực hiện các quy định sau:
a) Doanh nghiệp không được ủy thác hoặc nhận ủy thác tạm nhập, tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
b) Doanh nghiệp không được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
c) Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện được quy định như sau:
- Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.
- Trên vận đơn phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
- Đối với hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định này, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng không được chuyển loại hình sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được tạm nhập, tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hay không?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hay không phải căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
...
2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:
Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
...
3. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
a) Thương nhân được tạm nhập hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
b) Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
c) Thương nhân đảm bảo tuân thủ các quy định về trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Mục 3, Mục 4 Chương IV Luật thương mại.
...
Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại những không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?