Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nước ngoài cần phải có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu không?
- Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nước ngoài cần phải có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu không?
- Trường hợp doanh nghiệp không có thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì cần phải thực hiện như thế nào?
- Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nước ngoài có trách nhiệm phải phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu không?
Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nước ngoài cần phải có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu không?
Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nước ngoài cần phải có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu không, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;
b) Có giấy phép môi trường;
c) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;
d) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng yêu cầu có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nước ngoài cần phải có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu không? (Hình từ Internet)
Trường hợp doanh nghiệp không có thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì cần phải thực hiện như thế nào?
Trường hợp doanh nghiệp không có thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì cần phải thực hiện như thế nào, căn cứ theo khoản 2 Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định:
Yêu cầu về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho dự án đầu tư, cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường. Một số yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường cụ thể được quy định như sau:
1. Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
...
Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp không có thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nước ngoài có trách nhiệm phải phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu không?
Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nước ngoài có trách nhiệm phải phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu không, căn cứ theo điểm c khoản 9 Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định:
Yêu cầu về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
...
9. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có trách nhiệm như sau:
a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Nghị định này;
c) Phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; phối hợp với hiệp hội ngành nghề thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định; thanh toán toàn bộ các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm.
10. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật đánh giá sự phù hợp và chứng nhận, thừa nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất quy định tại Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải có trách nhiệm phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?