Doanh nghiệp nhà nước không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hằng năm thì Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ bị cách chức?
- Doanh nghiệp nhà nước không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hằng năm thì Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ bị cách chức?
- Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước có những quyền và nghĩa vụ nào?
- Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hiện hành vi nào?
Doanh nghiệp nhà nước không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hằng năm thì Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ bị cách chức?
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước bị cách chức được quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Miễn nhiệm, cách chức thành viên Hội đồng thành viên
...
2. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bị cách chức trong trường hợp sau đây:
a) Công ty không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân nhưng không được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận;
b) Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
...
Theo quy định trên, trường hợp doanh nghiệp nhà nước không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu mà Chủ tịch Hội đồng thành viên không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân nhưng không được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận thì Chủ tịch có thể bị cách chức.
Doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước có những quyền và nghĩa vụ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 95 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước có những quyền và nghĩa vụ sau:
(1) Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng quý và hằng năm của Hội đồng thành viên.
(2) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên.
(3) Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên.
(4) Tổ chức thực hiện quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu và nghị quyết Hội đồng thành viên.
(5) Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của công ty, kết quả quản lý, điều hành của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
(6) Tổ chức công bố, công khai thông tin về công ty theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực và tính hệ thống của thông tin được công bố.
Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hiện hành vi nào?
Những hành vi mà khi thực hiện Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước sẽ chịu trách nhiệm cá nhân được quy định tại Điều 97 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Trách nhiệm của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên
1. Tuân thủ Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty và quy định của pháp luật.
2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của công ty và Nhà nước.
3. Trung thành với lợi ích của công ty và Nhà nước; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo này được tập hợp và lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
5. Chấp hành nghị quyết Hội đồng thành viên.
6. Chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hiện các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa công ty thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi nguy cơ rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
7. Trường hợp thành viên Hội đồng thành viên phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên khác có hành vi vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu; yêu cầu thành viên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước sẽ chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hiện những hành vi sau:
- Lợi dụng danh nghĩa công ty thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác.
- Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi nguy cơ rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?