Doanh nghiệp nhà nước có bắt buộc phải thành lập bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp hay không?
Doanh nghiệp nhà nước có bắt buộc phải thành lập bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp hay không?
Doanh nghiệp nhà nước có bắt buộc phải thành lập bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp hay không, thì theo Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:
Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
...
Và căn cứ Điều 1 Nghị định 55/2011/NĐ-CP có quy định:
Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Nghị định này quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), doanh nghiệp nhà nước và quản lý nhà nước về công tác pháp chế.
...
Và Điều 2 Nghị định 55/2011/NĐ-CP có quy định:
Vị trí, chức năng của tổ chức pháp chế
...
2. Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
...
Bên cạnh đó, Điều 10 Nghị định 55/2011/NĐ-CP có quy định:
Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước
1. Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế hoặc quyết định việc bố trí nhân viên pháp chế chuyên trách.
2. Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và chịu sự quản lý về công tác pháp chế của Bộ Tư pháp.
Tổ chức pháp chế các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương chịu sự quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Sở Tư pháp.
Theo quy định nêu trên nếu công ty chị là công ty 100% vốn nhà nước và cũng sử dụng 100% vốn nhà nước đầu tư vào công ty A thì công ty A được xem là doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, sau khi rà soát các quy định liên quan đến doanh nghiệp nhà nước tại Luật Doanh nghiệp 2020; Nghị định 52/2016/NĐ-CP và Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì hiện tại không thấy có quy định doanh nghiệp sở hữu 100% vốn nhà nước bắt buộc phải thành lập bộ phận pháp chế chị nha.
Việc có thành lập bộ phận pháp chế hay không sẽ tùy vào nhu cầu pháp chế hoặc quy chế riêng của doanh nghiệp. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng thành viên Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp sẽ quyết định việc thành lập bộ phận pháp chế này.
Vì là doanh nghiệp nhà nước nên nếu quyết định thành lập bộ phận pháp chế thì bộ phân này sẽ phải chịu trách nhiệm quyền hạn theo hướng dẫn của Nghị định 55/2011/NĐ-CP chị nha.
Doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới những hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo mô hình nào?
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới những hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo mô hình được quy định tại Điều 90 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước có những quyền và nghĩa vụ gì?
Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật Doanh nghiệp 2020 dưới đây:
Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên nhân danh công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên đối với công ty do công ty làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần, phần vốn góp.
2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định các nội dung theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc;
c) Quyết định kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty;
d) Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của công ty;
đ) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?