Doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải công khai những nội dung nào trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước?
Doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải công khai những nội dung nào trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 64 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định đối với doanh nghiệp nhà nước phải công khai trong nội bộ doanh nghiệp các nội dung sau đây:
- Tình hình sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan;
- Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động;
- Các thỏa ước lao động tập thể mà doanh nghiệp đã ký kết, tham gia;
- Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
- Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
- Tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết kiến nghị, phản ánh liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động;
- Quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;
- Các nội dung khác về thông tin tài chính, quản lý tài sản công, về công tác cán bộ theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.
Lưu ý:
Doanh nghiệp nhà nước khi công khai thông tin thì trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật sẽ không được công khai.
Doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải công khai những nội dung nào trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước? (Hình từ Internet)
Hình thức công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về các hình thức công khai thông tin đối với doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
- Niêm yết thông tin;
- Thông báo tại hội nghị người lao động;
- Tại hội nghị đối thoại giữa người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động tại cơ sở (nếu có);
- Tại các cuộc họp, giao ban của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;
- Thông báo bằng văn bản đến toàn thể người lao động;
- Thông qua người phụ trách các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp để thông báo đến người lao động;
- Thông báo bằng văn bản đến Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) để thông báo đến người lao động;
- Thông báo qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
- Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật và được sự thống nhất của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có);
- Các hình thức chuyển tải thông tin khác không vi phạm quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Ai là người có quyền kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể người lao động?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 78 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
1. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể người lao động; giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước.
2. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
3. Yêu cầu người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.
4. Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo đề nghị của người lao động ở doanh nghiệp.
5. Kiến nghị ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
6. Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của người lao động có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
Như vậy, Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước sẽ có quyền hạn kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể người lao động.
Ngoài ra, Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước còn có quyền giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào cải tạo xe quân sự không phải lập hồ sơ thiết kế theo Thông tư 70? Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế cải tạo xe quân sự gồm những tài liệu gì?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
- Đối tượng mở tài khoản giao thông? Một tài khoản giao thông có thể chi trả cho nhiều phương tiện tham gia giao thông không?
- Thời hạn nộp báo cáo hằng năm về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là khi nào?
- Hội đồng Khoa học Sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân có tư cách pháp nhân không? Hội đồng Khoa học Sáng kiến có nhiệm vụ gì?