Doanh nghiệp nào cũng có thể trở thành tổ chức chứng nhận VietGAP? Cơ quan nào có chức năng giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận VietGAP?
Cơ quan nào có chức năng giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận VietGAP?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT và khoản 2 Điều 2 Thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT có quy định về cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận VietGAP như sau:
Cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận VietGAP
1. Tổng cục Thuỷ sản là cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP lĩnh vực thuỷ sản.
3. Cục Chăn nuôi là cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP lĩnh vực chăn nuôi.
Theo đó, đối với lĩnh vực thủy sản thì Tổng cục Thủy sản, đối với lĩnh vực chăn nuôi thì Cục Chăn nuôi sẽ là cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP.
Tổ chức chứng nhận VietGAP (Hình từ Internet)
Có phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể trở thành tổ chức chứng nhận VietGAP?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT có quy định về điều kiện đối với tổ chức chứng nhận VietGAP như sau:
Điều kiện đối với tổ chức chứng nhận VietGAP
Đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật, doanh nghiệp, chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng, phạm vi hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận sản phẩm, hàng hóa;
2. Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 - Yêu cầu chung đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm (gọi chung là TCVN 7457:2004 ) về lĩnh vực đề nghị chỉ định;
3. Luôn có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá cho từng lĩnh vực thuộc biên chế chính thức hoặc lao động ký hợp đồng dài hạn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
Theo đó, doanh nghiệp được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP khi đáp ứng các điều kiện trên. Cho nên một doanh nghiệp bất kỳ, khi đáp ứng các điều kiện quy định trên và được chỉ định thì có thể trở thành tổ chức chứng nhận VietGAP.
Các chuyên gia đánh giá ở các tổ chức chứng nhận VietGAP cần phải có trình độ thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT và khoản 3 Điều 2 Thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT có quy định về điều kiện đối với chuyên gia đánh giá như sau:
Điều kiện đối với chuyên gia đánh giá
1. Điều kiện đối với chuyên gia đánh giá:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, thú y thủy sản, sinh học đối với lĩnh vực thủy sản; chăn nuôi, thú y, sinh học đối với lĩnh vực chăn nuôi;
b) Có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực được đánh giá ít nhất 02 năm liên tục;
c) Có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ đánh giá VietGAP theo lĩnh vực tương ứng do cơ quan chỉ định cấp;
d) Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2002 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường;
đ) Có chứng chỉ đào tạo TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 hoặc các phiên bản của ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu trong trường hợp đánh giá cơ sở sản xuất nhiều thành viên do đơn vị trong nước hoặc nước ngoài có chức năng, nhiệm vụ về đào tạo chứng chỉ này cấp (gọi chung là TCVN ISO 9001:2008 ).
2. Tổ chức chứng nhận phải có tối thiểu 01 (một) chuyên gia đánh giá đáp ứng đầy đủ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; đối với các chuyên gia đánh giá còn lại nếu tốt nghiệp đại học lĩnh vực này muốn làm chuyên gia đánh giá lĩnh vực mới phải bổ sung chứng chỉ đào tạo chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực mới đó do các trường đại học chuyên ngành cấp theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan chỉ định và giám sát (cơ quan chỉ định).
3. Chuyên gia đánh giá đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tổ chức chứng nhận cấp thẻ chuyên gia đánh giá VietGAP theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo quy định trên thì chuyên gia đánh giá của các tổ chức thẩm định VietGAP phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, thú y thủy sản, sinh học đối với lĩnh vực thủy sản; chăn nuôi, thú y, sinh học đối với lĩnh vực chăn nuôi và phải có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực được đánh giá ít nhất 02 năm liên tục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?