Doanh nghiệp môi giới đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thể nhận thù lao tối đa bao nhiêu khi môi giới người lao động?
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?
- Thủ tục đăng ký hợp đồng cung ứng lao động được thực hiện như thế nào?
- Doanh nghiệp môi giới đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thể nhận thù lao tối đa bao nhiêu khi môi giới người lao động?
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?
Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 21 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định như sau:
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải thỏa thuận rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên và phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động; ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động (nếu có).
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải được lập thành văn bản và nêu rõ về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong việc đưa người Việt Nam sang nước ngoài làm việc.
Thủ tục đăng ký hợp đồng cung ứng lao động được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định như sau:
Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động
1. Doanh nghiệp dịch vụ đăng ký hợp đồng cung ứng lao động và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.
2. Hồ sơ đăng ký hợp đồng cung ứng lao động bao gồm:
a) Văn bản đăng ký hợp đồng cung ứng lao động;
b) Bản sao của hợp đồng cung ứng lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực;
c) Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp dịch vụ, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do; trường hợp cần phải thẩm định ở nước ngoài thì phải thông báo cho doanh nghiệp dịch vụ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu văn bản, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực cung ứng lao động cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan do luật định, sau đó nộp hồ sơ tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trong thời hạn 5 ngày (không tính ngày nghỉ) Bộ Lao động - Thương binh sẽ trả kết quả thông qua văn bản, trường hợp cần thẩm định thì sẽ có thông báo cho doanh nghiệp cung ứng trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận kết quả thẩm định.
Doanh nghiệp môi giới đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thể nhận thù lao tối đa bao nhiêu khi môi giới người lao động?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về thù lao của bên môi giới như sau:
Hợp đồng môi giới và thù lao theo hợp đồng môi giới
...
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới phù hợp với từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể theo từng thời kỳ có người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Như vậy, mức thù lao của bên môi giới sẽ tùy thuộc vào thị trường, ngành nghề cụ thể cũng như qua từng thời kỳ khác nhau thì mức thù lao mà bên môi giới nhận được cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên không được vượt quá mức trần do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Căn cứ Điều 7 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn khoản 3 Điều 22 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới
1. Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động.
2. Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Phụ lục X. Mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc
Theo đó, mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới là sự thỏa thuận của 2 bên nhưng không được phép vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc.
Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động.
Như vậy, công ty bạn cần lưu ý quy định này để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mình cũng như tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?