Doanh nghiệp lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép bị đình chỉ hoạt động bao lâu?
- Doanh nghiệp lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép bị đình chỉ hoạt động bao lâu?
- Thời hiệu đình chỉ hoạt động đối với doanh nghiệp lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép là bao lâu?
- Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền đình chỉ doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không?
Doanh nghiệp lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép bị đình chỉ hoạt động bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 43 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và khoản 9 Điều 43 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài
...
8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp: ở khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép;
c) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà không báo cáo phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước hoặc đã báo cáo nhưng chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.
9. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều này.
...
Như vậy, đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.
Đồng thời, đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng.
Doanh nghiệp lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép bị đình chỉ hoạt động bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hiệu đình chỉ hoạt động đối với doanh nghiệp lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu đình chỉ hoạt động đối với doanh nghiệp lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép là 02 năm.
Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền đình chỉ doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước
Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền:
1. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này.
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương IV Nghị định này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương IV Nghị định này.
Như vậy, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?