Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền được cung cấp các thông tin về vấn đề gì theo quy định?
- Kinh doanh vận tải đường sắt bao gồm kinh doanh vận tải gì?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền được cung cấp các thông tin về vấn đề gì?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt cung cấp các thông tin về nhu cầu vận tải, năng lực phương tiện, thiết bị vận tải cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm mục đích gì?
Kinh doanh vận tải đường sắt bao gồm kinh doanh vận tải gì?
Kinh doanh vận tải đường sắt được quy định tại Điều 52 Luật Đường sắt 2017, cụ thể như sau:
Kinh doanh vận tải đường sắt
1. Kinh doanh vận tải đường sắt gồm kinh doanh vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường sắt.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về vận tải đường sắt trên đường sắt đô thị.
Như vậy theo quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải đường sắt bao gồm việc kinh doanh vận tải:
- Hành khách, hành lý;
- Hàng hóa.
Trong đó, kinh doanh vận tải đường sắt được hiểu là việc thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa bằng đường sắt nhằm mục đích sinh lợi (theo khoản 21 Điều 3 Luật Đường sắt 2017).
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền được cung cấp các thông tin về vấn đề gì?
Thông tin được cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Đường sắt 2017, cụ thể như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp các thông tin về kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Được sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên hệ thống đường sắt để kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định;
c) Tạm ngừng chạy tàu khi xét thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu đồng thời phải thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
d) Được bồi thường thiệt hại do lỗi doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc do tổ chức, cá nhân khác gây ra;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được cung cấp các thông tin như sau:
- Thông tin về kỹ thuật;
- Thông tin về kinh tế;
- Dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có quyền được cung cấp các thông tin về vấn đề gì?(Hình từ internet).
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt cung cấp các thông tin về nhu cầu vận tải, năng lực phương tiện, thiết bị vận tải cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm mục đích gì?
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đương sắt có nghĩa vụ cung cấp các thông tin về nhu cầu vận tải, năng lực phương tiện, thiết bị vận tải cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Đường sắt 2017, cụ thể như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
...
2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức chạy tàu theo đúng biểu đồ chạy tàu, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã được doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt công bố;
b) Ưu tiên thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Phải ngừng chạy tàu khi nhận được thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;
d) Trả tiền sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;
đ) Bảo đảm đủ điều kiện an toàn chạy tàu trong quá trình khai thác;
e) Chịu sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trong việc phòng, chống sự cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật;
g) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
h) Cung cấp các thông tin về nhu cầu vận tải, năng lực phương tiện, thiết bị vận tải cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phục vụ cho việc xây dựng, phân bổ biểu đồ chạy tàu và làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có nghĩa vụ cung cấp thông tin về nhu cầu vận tải, năng lực phương tiện, thiết bị vận tải cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm phục vụ cho việc xây dựng, phân bổ biểu đồ chạy tàu và làm cơ sở xây dựng kế hoạch để đầu tư nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?