Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất có được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập tái xuất sang nhập khẩu không?
- Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất có được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập tái xuất sang nhập khẩu không?
- Doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất phải có trách nhiệm thanh toán những khoản chi phí nào?
- Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp bị đình chỉ tạm thời hiệu lực trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất có được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập tái xuất sang nhập khẩu không?
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Một số quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện
1. Thương nhân Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp) được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện khi đáp ứng các quy định tại Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này và được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
2. Ngoài việc tuân thủ quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16 Nghị định này, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện phải thực hiện các quy định sau:
a) Doanh nghiệp không được ủy thác hoặc nhận ủy thác tạm nhập, tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
b) Doanh nghiệp không được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
c) Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện được quy định như sau:
- Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.
- Trên vận đơn phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất không được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất có được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập tái xuất sang nhập khẩu không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất phải có trách nhiệm thanh toán những khoản chi phí nào?
Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
2. Nghiêm túc giải tỏa hàng thực phẩm đông lạnh tại cảng, cửa khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có hiện tượng ách tắc, tồn đọng.
3. Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
4. Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí sau đây (nếu phát sinh):
a) Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam.
b) Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy.
c) Thanh toán các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất và gửi kho ngoại quan hàng hóa.
5. Báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục VII, VIII, IX Nghị định này theo mẫu do Bộ Công Thương quy định.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản chi phí sau đây nếu như có phát sinh:
(1) Chi phí xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam.
(2) Chi phí tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy.
(3) Thanh toán các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất và gửi kho ngoại quan hàng hóa.
Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp bị đình chỉ tạm thời hiệu lực trong trường hợp nào?
Việc đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định tại Điều 29 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Bộ Công Thương xem xét đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan chức năng điều tra các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng.
2. Thời gian tạm thời đình chỉ hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất là 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 1 năm tùy trường hợp cụ thể hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng.
Như vậy, theo quy định, mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp có thể bị đình chỉ tạm thời hiệu lực nếu doanh nghiệp bị cơ quan chức năng điều tra các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?