Doanh nghiệp kinh doanh quạt điện có cần thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng theo quy định của pháp luật hiện hành không?
Doanh nghiệp kinh doanh quạt điện có thuộc danh mục thiết bị phải dán nhãn năng lượng hay không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg có quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu bao gồm:
"Điều 1. Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu
1. Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
2. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
3. Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
4. Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy."
Dựa vào quy định trên, có thể thấy quạt điện thuộc nhóm thiết bị gia dụng và là một trong những thiết bị cần phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Doanh nghiệp kinh doanh quạt điện có thuộc danh mục thiết bị phải dán nhãn năng lượng hay không? (Hình từ Internet)
Lộ trình dán nhãn năng lượng đối với thiết bị gia dụng là quạt điện cụ thể thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg có quy định về lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với nhóm thiết bị gia dụng cụ thể như sau:
"Điều 2. Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng
1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp
a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp sau: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện;
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
[...]"
Từ quy định trên có thể xác định được doanh nghiệp khi kinh doanh thiết bị gia dụng là quạt điện thì cần thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đồng thời Điều 3 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg có quy định như sau:
"Điều 3. Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu
1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng
Không được phép nhập khẩu và sản xuất các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (trừ những phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 4 Điều này).
2. Đối với các nhóm thiết bị công nghiệp, thiết bị văn phòng và thương mại
Không được phép nhập khẩu và sản xuất các phương tiện, thiết bị có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (trừ những phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 4 Điều này).
3. Đối với các sản phẩm đèn tròn (đèn sợi đốt)
Không được nhập khẩu, sản xuất và lưu thông loại đèn có công suất lớn hơn 60 W.
4. Đối với các sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ, máy tính xách tay: Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ được quy định tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới."
Theo quy định về lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu nói trên, đối với nhóm thiết bị gia dụng nói chung (có bao gồm quạt điện), doanh nghiệp không được phép nhập khẩu và sản xuất các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu theo luật định.
Nhà nước có giải pháp hỗ trợ nào giúp doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg có quy định về giải pháp hỗ trợ thực hiện dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu cụ thể bao gồm:
"Điều 4. Giải pháp hỗ trợ thực hiện dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu
1. Đầu tư xây dựng các cơ sở thử nghiệm chuyên ngành và trang thiết bị để thực hiện kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận hiệu suất năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng theo lộ trình.
2. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề thực hiện kiểm tra, thử nghiệm hiệu suất năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.
3. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin rộng rãi về phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
4. Xây dựng các dự án thúc đẩy hoạt động dán nhãn năng lượng cho các đối tượng theo lộ trình quy định tại Quyết định này."
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh quạt điện thì theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng.
Đồng thời, doanh nghiệp không được phép nhập khẩu và sản xuất các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu theo luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?