Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải thực hiện chế độ kế toán, thống kê bằng phương thức nào?
Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải thực hiện chế độ kế toán, thống kê bằng phương thức nào?
Chế độ kế toán, thống kê của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan được quy định tại khoản 4 Điều 63 Luật Hải quan 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ, chủ hàng hóa, chủ kho bảo thuế
...
4. Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, chủ kho bảo thuế có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật quản lý hàng hóa bằng phương thức điện tử và nối mạng với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
5. Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ, chủ kho bảo thuế, chủ hàng hóa có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật về hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật quản lý hàng hóa bằng phương thức điện tử và nối mạng với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định.
Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải thực hiện chế độ kế toán, thống kê bằng phương thức nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải thông báo tình hình hoạt động của kho ngoại quan bao lâu một lần?
Việc thông báo tình hình hoạt động của kho ngoại quan được quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Hải quan 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ, chủ hàng hóa, chủ kho bảo thuế
1. Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan được thực hiện hợp đồng nhận hàng hóa gửi kho ngoại quan; được di chuyển hàng hóa trong kho ngoại quan theo thỏa thuận với chủ hàng hóa.
Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan. Định kỳ 03 tháng một lần, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan;
b) Chủ hàng hóa được gia cố bao bì, phân loại hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa và thực hiện các công việc khác dưới sự giám sát của công chức hải quan; được chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Việc chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan nơi lưu giữ hàng hóa đó.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan định kỳ 03 tháng một lần.
Kho ngoại quan được thành lập tại những địa bàn nào?
Địa điểm thành lập kho ngoại quan được quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan 2014 như sau:
Điều kiện thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
1. Kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:
a) Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;
b) Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.
2. Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nhà máy của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.
Như vậy, theo quy định, kho ngoại quan được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:
- Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;
- Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan là người có quyền quyết định thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho ngoại quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?