Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch ra nước ngoài phải chịu mức ký quỹ bao nhiêu?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch ra nước ngoài phải chịu mức ký quỹ bao nhiêu?
- Hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế với ngân hàng phải đảm bảo những nội dung nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế có thể sử dụng tiền ký quỹ khi đủ yếu tố nào?
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch ra nước ngoài phải chịu mức ký quỹ bao nhiêu?
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch ra nước ngoài phải chịu mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ
1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.
2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
3. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Theo quy định trên, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch ra nước ngoài phải chịu mức ký quỹ là 100.000.000 (một trăm triệu đồng).
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch ra nước ngoài phải chịu mức ký quỹ bao nhiêu?(Hình từ Internet)
Hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế với ngân hàng phải đảm bảo những nội dung nào?
Nội dung hợp đồng ký quỹ được quy định tại Điều 15 Nghị định 168/2017/NĐ-CP được quy định như sau:
Nộp tiền ký quỹ và cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ
1. Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.
2. Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng; lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; trả lãi tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái với quy định tại Nghị định này.
3. Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Như vậy, hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế với ngân hàng phải đảm bảo những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp.
- Tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng.
- Lý do nộp tiền ký quỹ.
- So tiền ký quỹ.
- Lãi suất tiền gửi ký quỹ.
- trả lãi tiền gửi ký quỹ.
- Sử dụng tiền ký quỹ.
- Rút tiền ký quỹ.
- Hoàn trả tiền ký quỹ.
- Trách nhiệm của các bên liên quan.
- Các thỏa thuận khác (nếu có).
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế có thể sử dụng tiền ký quỹ khi đủ yếu tố nào?
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch ra nước ngoài có thể sử dụng tiền ký quỹ khi đủ yếu tố quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, nội dung như sau:
Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ
1. Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch ra nước ngoài có thể sử dụng tiền ký quỹ khi đủ yếu tố sau:
+ Khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp.
+ Doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời.
Khi đảm bảo đủ các yếu tố nêu trên, doanh nghiệp cần gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?