Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng phải từ chối cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng khi nào?
- Có những dịch vụ an toàn thông tin mạng nào theo quy định của pháp luật?
- Doanh nghiệp muốn được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng thì phải đáp ứng đủ những điều kiện gì?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng phải từ chối cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng khi nào?
Có những dịch vụ an toàn thông tin mạng nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định như sau:
Sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng
1. Dịch vụ an toàn thông tin mạng gồm:
a) Dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;
b) Dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự;
c) Dịch vụ mật mã dân sự;
d) Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;
đ) Dịch vụ tư vấn an toàn thông tin mạng;
e) Dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng;
g) Dịch vụ ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng;
h) Dịch vụ khôi phục dữ liệu;
i) Dịch vụ phòng ngừa, chống tấn công mạng;
k) Dịch vụ an toàn thông tin mạng khác.
...
Theo quy định trên thì dịch vụ an toàn thông tin mạng gồm:
- Dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;
- Dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự;
- Dịch vụ mật mã dân sự;
- Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;
- Dịch vụ tư vấn an toàn thông tin mạng;
- Dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng;
- Dịch vụ ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng;
- Dịch vụ khôi phục dữ liệu;
- Dịch vụ phòng ngừa, chống tấn công mạng;
- Dịch vụ an toàn thông tin mạng khác.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng phải từ chối cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng khi nào? (Hình từ internet)
Doanh nghiệp muốn được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng thì phải đáp ứng đủ những điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật An toàn thông tin mạng 2015 có cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 18 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trừ sản phẩm, dịch vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 41 của Luật này, khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển an toàn thông tin mạng quốc gia;
b) Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;
c) Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin;
d) Có phương án kinh doanh phù hợp.
...
Theo đó, ,trừ dịch vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 41 của Luật này. Còn lại doanh nghiệp khi muốn được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng thì phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:
- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển an toàn thông tin mạng quốc gia;
- Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;
- Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin;
- Có phương án kinh doanh phù hợp.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng phải từ chối cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
1. Quản lý hồ sơ, tài liệu về giải pháp kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm.
2. Lập, lưu giữ và bảo mật thông tin của khách hàng.
3. Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng trước ngày 31 tháng 12.
4. Từ chối cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sử dụng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, vi phạm cam kết đã thỏa thuận về sử dụng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
5. Tạm ngừng hoặc ngừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khi có yêu cầu.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng phải từ chối cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sử dụng dịch vụ an toàn thông tin mạng, vi phạm cam kết đã thỏa thuận về sử dụng dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?