Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài từ nguồn vốn nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài từ nguồn vốn nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào các loại công cụ đầu tư nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có được ký hợp đồng với ngân hàng lưu ký tại Việt Nam để lưu ký tài sản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài không?
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài từ nguồn vốn nào?
Việc tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 105/2016/TT-BTC như sau:
Tỷ lệ đầu tư an toàn của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài từ nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Trong mọi trường hợp, tổng số tiền đầu tư gián tiếp ra nước ngoài không được vượt quá giá trị được xác định bằng vốn chủ sở hữu trừ đi:
- Số lớn hơn giữa vốn pháp định và biên khả năng thanh toán tối thiểu; và
- Số tiền đã đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (nếu có).
2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được tự doanh đầu tư vào các loại công cụ đầu tư do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định nhưng không quá 5% tổng số chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức nước ngoài (trừ trái phiếu chính phủ nước ngoài) và không vượt quá hạn mức tự doanh đăng ký đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận.
...
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài từ nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Tổng số tiền đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không được vượt quá giá trị được xác định bằng vốn chủ sở hữu trừ đi:
- Số lớn hơn giữa vốn pháp định và biên khả năng thanh toán tối thiểu; và
- Số tiền đã đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (nếu có).
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài từ nguồn vốn nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào các loại công cụ đầu tư nào?
Các loại công cụ đầu tư mà doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được tự doanh đầu tư được quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 105/2016/TT-BTC như sau:
Tỷ lệ đầu tư an toàn của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài từ nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Trong mọi trường hợp, tổng số tiền đầu tư gián tiếp ra nước ngoài không được vượt quá giá trị được xác định bằng vốn chủ sở hữu trừ đi:
- Số lớn hơn giữa vốn pháp định và biên khả năng thanh toán tối thiểu; và
- Số tiền đã đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (nếu có).
2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được tự doanh đầu tư vào các loại công cụ đầu tư do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định nhưng không quá 5% tổng số chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức nước ngoài (trừ trái phiếu chính phủ nước ngoài) và không vượt quá hạn mức tự doanh đăng ký đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận.
3. Hàng quý, căn cứ vào tình hình tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải đánh giá lại hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của mình. Trường hợp tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp chưa đáp ứng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp cần thiết để tuân thủ hạn mức đầu tư theo quy định trong thời hạn ba (03) tháng kể từ ngày kết thúc quý.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào các loại công cụ đầu tư do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
Lưu ý: Tỷ lệ đầu tư không được vượt quá 5% tổng số chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức nước ngoài (trừ trái phiếu chính phủ nước ngoài) và không vượt quá hạn mức tự doanh đăng ký đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận.
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có được ký hợp đồng với ngân hàng lưu ký tại Việt Nam để lưu ký tài sản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài không?
Việc lưu ký tài sản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được quy định tại khoản 7 Điều 12 Thông tư 105/2016/TT-BTC như sau:
Quy định chung về tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
...
7. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ký hợp đồng lưu ký với tổ chức lưu ký tại nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ lưu ký theo quy định của pháp luật nước ngoài.
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thể ký hợp đồng với ngân hàng lưu ký tại Việt Nam để lưu ký tài sản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Ngân hàng lưu ký tại Việt Nam được ủy quyền cho tổ chức lưu ký tại nước ngoài để lưu ký tài sản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động lưu ký đã ủy quyền.
8. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng lưu ký với tổ chức lưu ký tại nước ngoài, hoặc kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền lưu ký với tổ chức lưu ký tại nước ngoài, hoặc khi thay đổi tổ chức lưu ký tại nước ngoài:
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thể ký hợp đồng với ngân hàng lưu ký tại Việt Nam để lưu ký tài sản đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?