Doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập, bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập, doanh nghiệp kiểm toán bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập là bao lâu?
- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định như thế nào?
Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập, doanh nghiệp kiểm toán bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập, doanh nghiệp kiểm toán bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Inernet)
Theo Điều 45 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp nhận thực hiện kiểm toán như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp nhận thực hiện kiểm toán
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập, doanh nghiệp kiểm toán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với múc phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời, sẽ buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử lý vi phạm như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.
Theo đó thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi không bảo đảm tính độc lập là 1 năm.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 41/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử lý vi phạm như sau:
3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Đối với hành vi vi phạm về kế toán và kiểm toán độc lập quy định tại Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hành chính để tính thời hiệu xử phạt là:
- Thời điểm tổ chức, cá nhân thực hiện xong quy trình nghiệp vụ, yêu cầu công việc theo quy định của pháp luật về kế toán và kiểm toán độc lập;
- Thời điểm tổ chức, cá nhân chấm dứt hành vi vi phạm để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.
d) Để xem xét hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc hay đang thực hiện, ngoài việc căn cứ điểm c trên đây, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập, hồ sơ, tài liệu và tình tiết của từng vụ việc cụ thể để xác định hành vi vi phạm đã kết thúc hay hành vi vi phạm đang thực hiện.
4. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định như sau:
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
Đối với hành vi vi phạm về kế toán và kiểm toán độc lập được quy định trong Nghị định 41/2018/NĐ-CP là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hành chính để tính thời hiệu xử phạt là:
- Thời điểm tổ chức, cá nhân thực hiện xong quy trình nghiệp vụ, yêu cầu công việc theo quy định của pháp luật về kế toán và kiểm toán độc lập;
- Thời điểm tổ chức, cá nhân chấm dứt hành vi vi phạm để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.
Ngoài ra, để xem xét hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc hay đang thực hiện, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập, hồ sơ, tài liệu và tình tiết của từng vụ việc cụ thể để xác định hành vi vi phạm đã kết thúc hay hành vi vi phạm đang thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?