Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các dịch vụ gì? Dịch vụ nào mà doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện?
Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các dịch vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 40 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các dịch vụ sau đây:
a) Các dịch vụ kiểm toán, gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác;
b) Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác.
…
Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các dịch vụ sau mà không cần đăng ký:
- Các dịch vụ kiểm toán
- Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác.
Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các dịch vụ gì? Dịch vụ nào mà doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện? (hình từ internet)
Dịch vụ nào mà doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện?
Theo Điều 40 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Ngoài các dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ sau đây:
a) Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế;
b) Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp;
c) Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức;
d) Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
đ) Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh;
e) Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;
g) Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này được thực hiện dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán mà không phải đăng ký.
4. Khi thực hiện dịch vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, doanh nghiệp kiểm toán phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ sau đây:
- Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế;
- Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp;
- Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức;
- Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
- Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh;
- Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;
- Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: nếu doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được thực hiện dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán mà không phải đăng ký.
Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có được chuyển giao dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp khác không?
Theo Điều 41 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về nhận dịch vụ kiểm toán như sau:
Nhận dịch vụ kiểm toán
1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam chỉ được nhận dịch vụ kiểm toán theo khả năng của mình trong phạm vi yêu cầu của khách hàng.
2. Khi nhận dịch vụ kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong việc thực hiện dịch vụ kiểm toán, giới hạn trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và kiểm toán viên hành nghề khi xảy ra rủi ro kiểm toán.
3. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được chuyển giao dịch vụ kiểm toán mà mình đã giao kết hợp đồng cho doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam khác, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý.
4. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải cử người phụ trách đối với mỗi cuộc kiểm toán. Người phụ trách cuộc kiểm toán phải là kiểm toán viên hành nghề. Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của người phụ trách cuộc kiểm toán.
Như vậy, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được chuyển giao dịch vụ kiểm toán mà mình đã giao kết hợp đồng cho doanh nghiệp kiểm toán khác. Nếu khách hàng đồng ý thì doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam mới được chuyển giao dịch vụ kiểm toán mà mình đã giao kết hợp đồng cho doanh nghiệp kiểm toán khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?