Doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nhưng đóng dư thì phải giải quyết như thế nào? Trình tự hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội đóng dư của người lao động được thực hiện ra sao?
Doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nhưng đóng dư thì phải giải quyết như thế nào?
Căn cứ tiết 2.5 khoản 2 Điều 2 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 định nghĩa hoàn trả bảo hiểm xã hội như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2.5. Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.
...
Bên cạnh đó tại tiết 3.1 khoản 3 Điều 43 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về việc hoàn trả như sau:
Quản lý tiền thu
…
3. Hoàn trả
3.1. Các trường hợp hoàn trả
..
g) Trường hợp đóng BHXH cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
…
Trong trường hợp doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quý tuy nhiên người lao động mới làm được 1 tháng trong quý sau đó nghỉ việc thì sẽ thuộc đối tượng được hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội đóng dư.
Trong trường hợp này các tháng còn lại trong quý người lao động này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chính vì vậy doanh nghiệp không được giữ lại khoản tiền đóng dư bảo hiểm xã hội này của người lao động đợi đến lúc người này quay trở lại ký hợp đồng lao động để cấn trừ vào lần ký hợp đồng lao động tiếp theo mà phải thanh toán lại cho người lao động.
Doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nhưng đóng dư thì phải giải quyết như thế nào? Trình tự hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội đóng dư của người lao động được thực hiện ra sao?
Trình tự hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội đóng dư của người lao động được thực hiện ra sao?
Căn cứ tiết 3.3 khoản 3 Điều 43 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020) quy định về trình tự hoàn trả như sau:
Quản lý tiền thu
…
3. Hoàn trả
3.3. Trình tự hoàn trả
a) Hồ sơ đề nghị hoàn trả
- Trường hợp quy định tại Tiết a Điểm 2.1 Khoản này: đơn vị lập hồ sơ theo quy định tại Điều 23.
- Trường hợp quy định tại Tiết b, e Điểm 2.1 Khoản này, lập Mẫu TK1-TS, kèm theo:
+ Sổ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện, tất cả các sổ BHXH đối với người có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau.
+ Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử đối với trường hợp chết.
- Trường hợp hoàn trả tiền đóng BHYT cho nhiều người trong cùng đối tượng, UBND xã, đại lý thu/nhà trường lập danh sách đề nghị hoàn trả theo Mẫu D03-TS gửi cơ quan BHXH.
- Các trường hợp còn lại: đơn vị hoặc ngân hàng, kho bạc có văn bản đề nghị.
b) Phòng/Tổ Quản lý thu
- Cán bộ thu kiểm tra sổ BHXH, thẻ BHYT với cơ sở dữ liệu thu toàn quốc nếu đúng tổng hợp dữ liệu về kho dữ liệu bảo lưu BHXH để giải quyết, khi giải quyết xong dữ liệu giải quyết tự động lưu hồ sơ đã hoàn trả.
- Phối hợp với Phòng/Tổ KH-TC xác định nguyên nhân, số tiền đã đóng thừa, số tiền chuyển nhầm, hạch toán nhầm vào tài khoản chuyên thu.
- Giám đốc BHXH ban hành Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS), gửi 01 bản cho Phòng/Tổ KH-TC và làm thủ tục chuyển tiền, lưu Phòng/Tổ Quản lý thu 01 bản. Trường hợp ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước hạch toán nhầm thì gửi 01 bản cho ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước đó để kiểm soát.
c) Giám đốc BHXH kiểm tra, ký duyệt và lưu hồ sơ trên kho dữ liệu bảo lưu của phần mềm quản lý thu để báo cáo BHXH cấp trên theo quy định.
Theo đó, việc hoàn trả số tiền bảo hiểm xã hội đóng dư cho người lao động được thực hiện theo quy định nêu trên.
Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp nào có thẩm quyền giải quyết việc hoàn trả bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Căn cứ Điều 3 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về phân cấp quản lý như sau:
Phân cấp quản lý
1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1.1. BHXH huyện
...
b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện trực tiếp thu.
...
1.2. BHXH tỉnh
...
b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH tỉnh trực tiếp thu.
...
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội huyện và cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh có thẩm quyền giải quyết hoàn trả bảo hiểm xã hội trong trường hợp đóng dư bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?