Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp theo hình thức nào?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp theo hình thức nào?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được sử dụng những tài sản nào để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần không?
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp theo hình thức nào?
Hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:
Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
1. Việc sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.
2. Hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;
b) Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;
d) Mua công trái, trái phiếu.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp theo hình thức:
(1) Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn;
Góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;
(2) Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
(4) Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;
(5) Mua công trái, trái phiếu.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được sử dụng những tài sản nào để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp?
Những tài sản mà doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được dùng để đầu tư được quy định tại Điều 21 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) như sau:
Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
...
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài theo các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không thực hiện cơ cấu lại các khoản đã đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và xử lý trách nhiệm đối với Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Doanh nghiệp không được sử dụng tài sản do doanh nghiệp đang đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý, ký gửi để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
4. Việc quản lý vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đầu tư ra ngoài doanh nghiệp tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được sử dụng tài sản do doanh nghiệp đang đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý, ký gửi để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần không?
Các trường hợp không được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp được quy định tại Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:
Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
...
3. Các trường hợp không được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp;
b) Góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
4. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo hình thức góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?