Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ được giải thể khi nào?
- Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ được giải thể khi nào?
- Sau khi thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung nào?
- Doanh nghiệp dịch vụ khi giải thể phải nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ trong thời hạn bao lâu?
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ được giải thể khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ được giải thể trong trường hợp sau đây:
(1) Đã hoàn thành mọi nghĩa vụ trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực và thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
(2) Đã hoàn thành việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ có liên quan đến hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép sau khi đã thống nhất với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ được giải thể khi nào? (Hình từ Internet)
Sau khi thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội những nội dung nào?
Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp giải thể được quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp giải thể
...
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực và văn bản thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận quyền, nghĩa vụ trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Khi chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho doanh nghiệp dịch vụ khác, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển giao cho doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động.
Như vậy, theo quy định, sau khi thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về:
- Tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài;
- Phương án thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực,
- Văn bản thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ tiếp nhận quyền, nghĩa vụ trong trường hợp doanh nghiệp chuyển giao quyền, nghĩa vụ có liên quan đến hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Doanh nghiệp dịch vụ khi giải thể phải nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 112/2021/NĐ-CP như sau:
Nộp lại Giấy phép
...
2. Đối với doanh nghiệp dịch vụ giải thể, phá sản hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang đang làm thủ tục giải thể, đã phá sản hoặc 05 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết, quyết định về việc chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng văn bản về các hợp đồng cung ứng lao động còn hiệu lực; danh sách người lao động đang làm việc ở nước ngoài; danh sách người lao động đã tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng; tiền ký quỹ và các khoản đã thu từ người lao động và việc đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Như vậy, theo quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang đang làm thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?