Doanh nghiệp dịch vụ đưa 20 người lao động không có tên trong sách do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xác nhận để đi làm việc tại Đài Loan bị phạt bao nhiêu?
- Trước khi đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan doanh nghiệp dịch vụ phải nộp danh sách lao động đến cơ quan nào?
- Doanh nghiệp dịch vụ đưa 20 người lao động không có tên trong sách do cơ quan có thẩm quyền xác nhận để đi làm việc tại Đài Loan bị phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp dịch vụ đưa 20 người lao động không có tên trong sách do cơ quan có thẩm quyền xác nhận để đi làm việc tại Đài Loan không?
Trước khi đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan doanh nghiệp dịch vụ phải nộp danh sách lao động đến cơ quan nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xác nhận danh sách người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc)
1. Trước khi đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), doanh nghiệp dịch vụ phải nộp danh sách người lao động đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xác nhận.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho người lao động, doanh nghiệp dịch vụ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn) danh sách người lao động (bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi thường trú, số hộ chiếu/căn cước công dân, số điện thoại của người lao động, bên nước ngoài tiếp nhận người lao động, tổng chi phí xuất cảnh dự kiến) theo các hợp đồng cung ứng lao động đã được chấp thuận.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận danh sách. Trường hợp không xác nhận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Chiếu theo quy định này, trước khi đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan doanh nghiệp dịch vụ phải nộp danh sách lao động đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xác nhận.
Người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (hình từ Internet)
Doanh nghiệp dịch vụ đưa 20 người lao động không có tên trong sách do cơ quan có thẩm quyền xác nhận để đi làm việc tại Đài Loan bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 11 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
11. Phạt tiền khi có hành vi đưa người lao động Việt Nam không có tên trong danh sách do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác nhận để đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Nhật Bản theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi vi phạm trên 50 người lao động.
...
Chiếu theo quy định này, doanh nghiệp dịch vụ đưa 20 người lao động không có tên trong sách do cơ quan có thẩm quyền xác nhận để đi làm việc tại Đài Loan bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp dịch vụ đưa 20 người lao động không có tên trong sách do cơ quan có thẩm quyền xác nhận để đi làm việc tại Đài Loan không?
Căn cứ khoản 3 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
Như đã phân tích ở trên, mức xử phạt tối đa nếu doanh nghiệp dịch vụ đưa 20 người lao động không có tên trong sách do cơ quan có thẩm quyền xác nhận để đi làm việc tại Đài Loan là 100.000.000 đồng.
Trong khi đó mức xử phạt hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được xử phạt là 75.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm quy định này và 150.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm (theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xử phạt doanh nghiệp dịch vụ đưa 20 người lao động không có tên trong sách do cơ quan có thẩm quyền xác nhận để đi làm việc tại Đài Loan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?