Doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm xã hội bằng hình thức Internet Banking muốn kiểm tra xem còn nợ BHXH bao nhiêu tiền sẽ kiểm như thế nào?
- Doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm xã hội bằng hình thức Internet Banking muốn kiểm tra xem còn nợ BHXH bao nhiêu tiền sẽ kiểm như thế nào?
- Thời gian chậm nhất để doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động qua Internet Banking là khi nào?
- Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội bị truy thu được thực hiện như thế nào?
Doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm xã hội bằng hình thức Internet Banking muốn kiểm tra xem còn nợ BHXH bao nhiêu tiền sẽ kiểm như thế nào?
Về vấn đề của chị, tại tiểu mục 10.4 Mục 4 Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 về hướng dẫn thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành có nêu:
Biểu mẫu tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN
...
10.4. Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN (Mẫu C12-TS)
- Do Cơ quan BHXH lập: căn cứ số liệu Mẫu D02-LT, Mẫu C12-TS tháng trước liền kề, dữ liệu trong phần mềm quản lý và các chứng từ nộp tiền trong tháng của đơn vị để lập Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN (Mẫu C12-TS).
- Thời gian lập:
+ Mẫu C12-TS ký số: trước ngày mùng 6 hằng tháng, cung cấp tại Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam (https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn).
+ Mẫu C12-TS bản giấy ký, đóng dấu: khi đơn vị phục vụ thanh tra, kiểm toán thì liên hệ cơ quan BHXH để được cung cấp.
+ Mẫu C12-TS tạm tính: ngày 25 hàng tháng, gửi Mẫu C12-TS tạm tính qua hộp thư điện tử (email)
của đơn vị đã đăng ký với cơ quan BHXH để đối chiếu, chuyển tiền cho cơ quan BHXH chậm nhất ngày cuối cùng của tháng.
Khi nhận được Mẫu C12-TS đơn vị kiểm tra, đối chiếu nếu phát hiện chưa đúng thì phối hợp cùng cơ quan BHXH đối chiếu số liệu, điều chỉnh (nếu có).
...
Theo đó, thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được cung cấp theo các trường hợp trên.
Đơn vị có thể lên Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam (https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn) để lấy mẫu Thông báo này hoặc gửi Mẫu C12-TS tạm tính qua hộp thư điện tử (email) của đơn vị đã đăng ký với cơ quan BHXH hoặc chị liên hệ đơn vị thu để được hỗ trợ.
Thông qua Mẫu này, đơn vị xác định tình hình tham gia BHXH của mình.
Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Thời gian chậm nhất để doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động qua Internet Banking là khi nào?
Theo Mục 4 Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 có quy định như sau:
Phương thức đóng:
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán đăng ký phương thức đóng hàng tháng, 03 tháng hoặc 6 tháng một lần: chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
Lưu ý: Khi lập ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền đơn vị phải ghi đầy đủ 3 tiêu chí gồm tên đơn vị, mã đơn vị tham gia BHXH và nội dung nộp tiền.
Theo đó, thời gian chậm nhất để doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động qua Internet Banking là chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, nếu đơn vị đóng theo tháng.
Còn đối với đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán đăng ký phương thức đóng hàng tháng, 03 tháng hoặc 6 tháng một lần: chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội bị truy thu được thực hiện như thế nào?
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 như sau:
Trường hợp doanh nghiệp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan bảo hiểm xã hội kết luận thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:
- Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;
- Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?