Doanh nghiệp cuối cùng hưởng chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được miễn mức phạt tiền tối đa bao nhiêu?
- Doanh nghiệp cuối cùng hưởng chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được miễn mức phạt tiền tối đa bao nhiêu?
- Điều kiện để doanh nghiệp được hưởng chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì?
- Khi đánh giá tác động và khả năng gây tác hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có được quyền tham vấn ý kiến không?
Doanh nghiệp cuối cùng hưởng chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được miễn mức phạt tiền tối đa bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 về chính sách khoan hồng như sau:
Chính sách khoan hồng
...
6. Căn cứ xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng được quy định như sau:
a) Thứ tự khai báo;
b) Thời điểm khai báo;
c) Mức độ trung thực và giá trị của các thông tin, chứng cứ đã cung cấp.
7. Việc miễn, giảm mức phạt tiền được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này được miễn 100% mức phạt tiền;
b) Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền.
Như vậy, Doanh nghiệp cuối cùng hưởng chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được giảm 40% mức phạt tiền.
Ngoài ra, Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định của pháp luật được miễn 100% mức phạt tiền;
Doanh nghiệp thứ 2 hưởng chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được giảm 60% mức phạt tiền.
Lưu ý: Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018.
Doanh nghiệp cuối cùng hưởng chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được miễn mức phạt tiền tối đa bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Điều kiện để doanh nghiệp được hưởng chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì?
Điều kiện để doanh nghiệp được hưởng chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại khoản 3 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 cụ thể doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 11 của Luật Cạnh tranh 2018;
- Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra;
- Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm;
- Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm.
Khi đánh giá tác động và khả năng gây tác hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có được quyền tham vấn ý kiến không?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP về nội dung đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như sau:
Nội dung đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
...
3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là không gây ra hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan, khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 5%;
b) Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh & các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định, khi thị phần của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 15%.
4. Trong quá trình đánh giá tác động và khả năng gây tác hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và yêu cầu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết.
Như vậy, trong quá trình đánh giá tác động và khả năng gây tác hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và yêu cầu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 và 4 Điều 12 của Luật Cạnh tranh 2018; cụ thể như sau:
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật Cạnh tranh 2018 này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật Cạnh tranh 2018 khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?