Doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác để được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng bị xử phạt thế nào?
- Cơ quan nào có quyền cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng?
- Doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác để được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác để được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng không?
Cơ quan nào có quyền cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 13/2018/TT-BTTTT, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BTTTT về thẩm định và cấp Giấy phép nhập khẩu như sau:
Thẩm định và cấp Giấy phép nhập khẩu
1. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục An toàn thông tin kiểm tra và gửi thông báo cho doanh nghiệp về tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này bằng văn bản hoặc hình thức điện tử.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện bổ sung theo yêu cầu của Cục An toàn thông tin.
3.Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp. Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 48 Luật An toàn thông tin mạng, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp theo Mẫu số 03 tại Phụ lục II của Thông tư này. Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, trong đó nêu rõ lý do không cấp phép.
Theo quy định trên, cơ quan có quyền cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng là Cục An toàn thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cung cấp thông tin (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác để được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 93 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng như sau:
Vi phạm quy định về nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng thuộc Danh mục nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép;
b) Cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin để được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tái xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc thu hồi sản phẩm an toàn thông tin mạng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác để được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đồng thời doanh nghiệp vi phạm còn bị tịch thu giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Và doanh nghiệp này buộc tái xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu và buộc thu hồi sản phẩm an toàn thông tin mạng đối với hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác để được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng không?
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác để được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền cao nhất là 40.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?