Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp thế nào? Doanh nghiệp công nghệ cao phải có đủ các điều kiện gì?

Tôi có thắc mắc là doanh nghiệp công nghệ cao phải có đủ các điều kiện gì theo quy định? Doanh nghiệp công nghệ cao có đủ các điều kiện được ưu đãi, hỗ trợ như thế nào? Câu hỏi của anh T.Q (Nha Trang).

Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp như thế nào?

Doanh nghiệp công nghệ cao được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Luật Công nghệ cao 2008 như sau:

Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
..
3. Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.
4. Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.

Theo đó, doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.

công nghệ cao 05

Doanh nghiệp công nghệ cao (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp công nghệ cao phải có đủ các điều kiện gì?

Doanh nghiệp công nghệ cao phải có đủ các điều kiện, tiêu chí được quy định tại Điều 3 Quyết định 10/2021/QĐ-TTg, cụ thể:

Doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 18 của Luật Công nghệ cao 2008, được sửa đổi, bổ sung tại Điều 75 Luật Đầu tư 2014 và khoản 3 Điều 76 Luật Đầu tư 2020, đồng thời đáp ứng các tiêu chí sau:

- Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hằng năm của doanh nghiệp.

- Tỷ lệ tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp (bao gồm khấu hao đầu tư cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, chi thường xuyên hàng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; chi hoạt động đào tạo, hỗ trợ đào tạo cho lao động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở đào tạo tại Việt Nam; phí bản quyền, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển; phí đăng ký công nhận hoặc bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam) trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào (bao gồm giá trị nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ sản xuất nhập khẩu và mua nội địa) hằng năm:

+ Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 0,5%;

+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 1%;

+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải đạt ít nhất 2%.

- Tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên của doanh nghiệp (là số lao động đã ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn, trong đó lao động có trình độ cao đẳng không vượt quá 30%) trên tổng số lao động:

+ Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 1%;

+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 2,5%;

+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này phải đạt ít nhất 5%.

Doanh nghiệp công nghệ cao có đủ các điều kiện được ưu đãi, hỗ trợ như thế nào?

Doanh nghiệp công nghệ cao có đủ các điều kiện được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Công nghệ cao 2008, điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 như sau:

Doanh nghiệp công nghệ cao
...
2. Doanh nghiệp công nghệ cao có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Được xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp công nghệ cao.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục công nhận có thời hạn đối với doanh nghiệp công nghệ cao.

Như vậy, doanh nghiệp công nghệ cao có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 nêu trên được ưu đãi, hỗ trợ như sau:

- Hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Được xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.

Doanh nghiệp công nghệ cao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao là gì?
Pháp luật
Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có phải là căn cứ để doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển không?
Pháp luật
Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp thế nào? Doanh nghiệp công nghệ cao phải có đủ các điều kiện gì?
Pháp luật
Hồ sơ và trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao như thế nào?
Pháp luật
Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao mẫu B1-DNCNC mới nhất hiện nay? Tải về biểu mẫu ở đâu?
Pháp luật
Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là gì? Tổ chức thực hiện dự án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao tại cơ sở ươm tạo được ưu đãi thế nào?
Pháp luật
Tổ chức ươm tạo doanh nghiệp tại Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao được hỗ trợ kinh phí bao nhiêu để thuê nhà xưởng?
Pháp luật
Từ 01/03/2023, doanh nghiệp công nghệ cao có thể lựa chọn thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng không?
Pháp luật
Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao là như thế nào? Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp công nghệ cao
8,983 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp công nghệ cao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp công nghệ cao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào