Doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia có được hỗ trợ tham gia các đoàn khảo sát không?

Tôi có câu hỏi là theo quy định hiện nay thì doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia có được hỗ trợ tham gia các đoàn khảo sát không? Câu hỏi của anh Quang Hải đến từ Đồng Nai.

Doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm được lựa chọn tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia phải đạt ít nhất bao nhiêu điểm?

Căn cứ tại Điều 3 Quy chế dành cho doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 0712/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về nguyên tắc lựa chọn như sau:

Nguyên tắc lựa chọn:
Doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm được lựa chọn tham gia Chương trình phải thỏa mãn tất cả các tiêu chí thuộc Phần tiêu chí sàng lọc và đạt ít nhất 550 điểm đối với Phần tiêu chí đánh giá quy định tại Hệ thống Tiêu chí lựa chọn Thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình ban hành theo Quyết định số 0110/QĐ-BTM ngày 25/1/2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại – Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia.

Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm được lựa chọn tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia phải đạt ít nhất 550 điểm đối với Phần tiêu chí đánh giá theo quy định.

thương hiệu quốc gia

Doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia có được hỗ trợ tham gia các đoàn khảo sát không? (Hình từ Internet)

Trình tự và thủ tục doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Quy chế dành cho doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 0712/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về trình tự và thủ tục đăng ký tham gia như sau:

Trình tự và thủ tục đăng ký tham gia
Bước 1: Doanh nghiệp cung cấp thông tin mô tả ban đầu theo Mẫu 01 và gửi về Ban Thư ký của Chương trình.
Bước 2: Ban Thư ký căn cứ vào tiêu chí sàng lọc để xác định doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn làm hồ sơ đăng ký tham gia chương trình theo quy trình sau:
Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đăng ký, Ban Thư ký sẽ trả lời doanh nghiệp:
- Trường hợp doanh nghiệp chưa cung cấp đủ thông tin, Ban Thư ký sẽ yêu cầu bổ sung theo Mẫu 02;
- Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện tham gia chương trình, Ban Thư ký sẽ trả lời doanh nghiệp theo Mẫu 03;
- Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện, Ban Thư ký sẽ trả lời và hướng dẫn doanh nghiệp tiến hành các bước tiếp theo Mẫu 04.
Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo hướng dẫn gửi tới Ban thư ký
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được Mẫu 04, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ đăng ký và gửi về Ban Thư ký. Hồ sơ phải được lập thành 6 bộ.
Hồ sơ gồm các tài liệu sau:
1. Mẫu 05 - Danh mục tài liệu
2. Mẫu 06 - Bản tuyên bố về tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp và diễn giải nội dung.
3. Mẫu 07 - Bản tuyên bố về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và diễn giải nội dung
4. Mẫu 08 - Bản tóm tắt chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
5. Mẫu 09 - Bản mô tả kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong 3 năm tới
6. Mẫu 10 - Bản mô tả Kế hoạch tài chính của 3 năm tới nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược
7. Mẫu 11 - Danh mục những giải thưởng cá nhân liên quan đến khả năng lãnh đạo doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu được trao trong 3 năm qua
8. Mẫu 12 - Bản tuyên bố về Tầm nhìn thương hiệu và diễn giải nội dung
9. Mẫu 13 - Bản tuyên bố về Lời hứa thương hiệu của sản phẩm đề cử và diễn giải nội dung
10. Mẫu 14 - Bản mô tả chiến lược định vị thương hiệu
11. Mẫu 15 - Bản mô tả các biện pháp đã thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu
12. Mẫu 16 - Bản mô tả các hoạt động xây dựng Thương hiệu nội bộ mà doanh nghiệp đã thực hiện và kết quả thu được
13. Mẫu 17 - Bản tóm tắt các hoạt động marketing để quảng bá xây dựng Thương hiệu trên thị trường và đánh giá tóm tắt những kết quả thu được
14. Mẫu 18 - Bản Tóm tắt chính sách khuyến khích sáng tạo đang được áp dụng tại doanh nghiệp
15. Mẫu 19 - Bản Tóm tắt vai trò chức năng của bộ phận nghiên cứu triển khai (nếu có) tại doanh nghiệp
16. Mẫu 20 - Bản cung cấp số liệu về ngân sách dành cho bộ phận nghiên cứu và triển khai trong 3 năm trước năm đăng ký tham gia chương trình
17. Mẫu 21 - Bản cung cấp số liệu về các chương trình, hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ trong lĩnh vực sáng tạo trong 3 năm trước năm đăng ký tham gia chương trình
18. Mẫu 22 - Bản liệt kê những sáng kiến tiêu biểu đã được áp dụng tại doanh nghiệp trong 3 năm trước năm đăng ký tham gia chương trình
19. Mẫu 23 - Bản liệt kê các phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh, bản quyền tác giả mà doanh nghiệp đang nắm giữ
20. Mẫu 24 - Bản liệt kê các công nghệ mới mà doanh nghiệp đã áp dụng thành công
21. Mẫu 25 - Bản liệt kê các giải thưởng sáng tạo trong nước và quốc tế doanh nghiệp đã đạt được và kết quả ứng dụng các giải thưởng sáng tạo đó
22. Mẫu 26 - Danh mục các hạng mục và quy mô đầu tư cho máy móc, thiết bị, đào tạo cho mục đích duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm
23. Mẫu 27 - Bản thống kê về tỉ lệ sản phẩm hỏng trong 3 năm trước năm đăng ký tham gia chương trình
24. Bản sao giấy chứng nhận áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001
25. Bản sao giấy chứng nhận áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng khác Bộ Tiêu chuẩn ISO 9001.
26. Bản sao giấy chứng nhận đánh giá định kỳ tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương
27. Bản sao chứng nhận chất lượng sản phẩm trong nước
28. Bản sao giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm ở nước ngoài
29. Bản sao giấy chứng nhận các giải thưởng về chất lượng
Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp, Ban Thư ký chương trình sẽ xem xét tính đầy đủ của danh mục các hồ sơ và xác nhận cho doanh nghiệp theo Mẫu 28.
Trường hợp Ban Thư ký cần làm rõ những nội dung trong hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp, Ban Thư ký sẽ yêu cầu doanh nghiệp đề nghị bổ sung tài liệu hoặc giải thích. Doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung hoặc giải thích các yêu cầu của Ban Thư ký trong 5 ngày làm việc.
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Ban Thư ký nếu hủy bỏ đăng ký trong quá trình nộp hồ sơ.
Bước 4: Ban Thư ký tập hợp hồ sơ và chuyển sang Hội đồng các Ban chuyên gia:
1. Ban Thư ký tổng hợp và chuyển sang Hội đồng các Ban chuyên gia hồ sơ của các doanh nghiệp đã hoàn thiện đầy đủ. Ban Thư ký phối hợp với Hội đồng các Ban chuyên gia sắp xếp lịch trình đánh giá và thẩm tra.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, Ban Thư ký thông báo lịch trình thẩm tra thực địa tại doanh nghiệp.
Bước 5: Hội đồng các Ban chuyên gia nghiên cứu, đánh giá và thẩm tra thực địa:
Việc nghiên cứu, đánh giá và thẩm tra được thực hiện theo Quy chế đánh giá của Hội đồng các Ban chuyên gia.
1. Thẩm tra thực địa tại doanh nghiệp
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thẩm tra thực địa tại doanh nghiệp, Hội đồng các Ban chuyên gia hoàn thiện Báo cáo đánh giá và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá.
Bước 6: Hội đồng các Ban chuyên gia chuyển kết quả đánh giá và thẩm tra cho Ban Thư ký.
Bước 7: Ban Thư ký báo cáo Hội đồng Thương hiệu Quốc gia
Bước 8: Hội đồng Thương hiệu quốc gia xem xét, quyết định:
Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia ra quyết định công nhận thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình.
Bước 9: Ban Thư ký thông báo kết quả cho doanh nghiệp và tiếp tục hướng dẫn các thủ tục cần thiết tiếp theo.

Theo đó, trình tự và thủ tục doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia được thực hiện theo 09 bước được quy định như trên.

Doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia có được hỗ trợ tham gia các đoàn khảo sát không?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 7 Quy chế dành cho doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 0712/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về quyền lợi như sau:

Quyền lợi:
1. Được đề xuất sáng kiến xây dựng chiến lược, chương trình hành động cụ thể của Chương trình;
2. Được đề xuất các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, quảng bá, phát triển và bảo vệ thương hiệu;
3. Được hỗ trợ tư vấn về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hoá ở trong, ngoài nước;
4. Được hỗ trợ và tư vấn về thông tin nghiên cứu thị trường và hoạt động xuất khẩu;
5. Được phép gắn Nhãn sản phẩm quốc gia trên sản phẩm (theo Quy chế quản lý và sử dụng biểu trưng của Chương trình)
6. Được hỗ trợ tham gia các đoàn khảo sát, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước;
7. Được hỗ trợ, tham gia các hoạt động tuyên truyền và quảng bá trong và ngoài nước trong khuôn khổ chương trình;
8. Được tham gia các hội thảo, diễn đàn, hội nghị, khoá đào tạo, tập huấn về thương hiệu và nâng cao năng lực kinh doanh trong và ngoài nước;
9. Được sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường, sản phẩm và khách hàng của Chương trình;

Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia được hỗ trợ tham gia các đoàn khảo sát, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu chí thẩm định đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam căn cứ vào những tiêu chí nào?
Pháp luật
Thương hiệu quốc gia là gì? Các tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam hiện nay?
Pháp luật
Sản phẩm đăng ký xét chọn thương hiệu quốc gia Việt Nam phải đáp ứng được những tiêu chí cụ thể nào?
Pháp luật
Đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xây dựng phải đáp ứng mục tiêu nào?
Pháp luật
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xây dựng dựa theo nguyên tắc nào? Ai có quyền ban hành quy chế hoạt động của hội đồng thương hiệu này?
Pháp luật
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam do cơ quan nào quản lý? Kinh phí thực hiện Chương trình đến từ các nguồn nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam thì được hưởng những quyền lợi nào?
Pháp luật
Mục tiêu của Chương trình Thương hiệu quốc gia là gì? Doanh nghiệp có sản phẩm được mang biểu trưng Thương hiệu quốc gia có những nghĩa vụ nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia có được hỗ trợ tham gia các đoàn khảo sát không?
Pháp luật
Ban Chuyên gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia làm việc theo nguyên tắc nào? Trưởng Ban Ban Chuyên gia Chương trình có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp tham gia Chương trình Thương hiệu quốc gia có được hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
715 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào