Doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể nhưng không có biên bản cuộc họp thương lượng tập thể thì có phù hợp với quy định của pháp luật không?
- Việc ký kết thỏa ước lao động tập thể dựa trên cơ sở nào?
- Doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể nhưng không có biên bản cuộc họp thương lượng tập thể thì có phù hợp với quy định của pháp luật không?
- Trường hợp thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu nhưng doanh nghiệp vẫn thực hiện thì bị xử phạt như thế nào?
Việc ký kết thỏa ước lao động tập thể dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019 thỏa ước lao động tập thể được định nghĩa là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm:
- Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp,
- Thỏa ước lao động tập thể ngành,
- Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.
Lưu ý: Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Như vậy, thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Có thể thấy theo quy định này, việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể phải dựa trên cơ sở cuộc họp thương lượng tập thể.
Theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Lao động 2019 thương lượng tập thể được định nghĩa là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể nhưng không có biên bản cuộc họp thương lượng tập thể thì có phù hợp với quy định của pháp luật không?
Căn cứ khoản 5 Điều 70 Bộ luật lao động 2019 về quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp:
Theo đó, việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ nội dung đã được các bên thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau.
Biên bản thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản.
Mặt khác, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở còn phải công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ người lao động.
Việc tổ chức thương lượng tập thể, lập biên bản thương lượng tập thể là một trong những bước nằm trong quy trình ký kết Thỏa ước lao động tập thể.
Vì vậy, trường hợp không tuân thủ quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp, cụ thể là không lập biên bản họp thương lượng tập thể thì thoả ước lao động tập thể có thể bị tuyên vô hiệu toàn bộ dựa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 86 Bộ luật Lao động 2019 về thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
Lưu ý: Thẩm quyền tuyên bố Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thuộc về Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể nhưng không có biên bản cuộc họp thương lượng tập thể thì có phù hợp với quy định của pháp luật không? (Hình từ Internet)
Trường hợp thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu nhưng doanh nghiệp vẫn thực hiện thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể như sau:
Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính theo quy định;
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau:
a) Từ chối thương lượng tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng;
b) Thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu;
c) Gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Vậy, trường hợp thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu nhưng doanh nghiệp vẫn thực hiện các nội dung của Thỏa ước này, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Tóm lại, trường hợp không tuân thủ quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp, cụ thể là không lập biên bản họp thương lượng tập thể thì thoả ước lao động tập thể có thể bị tuyên vô hiệu toàn bộ và doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu vẫn thực hiện thỏa ước trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?