Doanh nghiệp có phải kê khai loại hình doanh nghiệp khi mở tài khoản tại ngân hàng hay không theo quy định?
Loại hình doanh nghiệp là gì? Hiện nay có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp theo quy định?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Theo đó, có thể thấy rằng, hiện nay, các quy định về pháp luật doanh nghiệp vẫn chưa có quy định cụ thể về loại hình doanh nghiệp là gì.
Tuy nhiên, dựa vào quy định trên có thể hiểu một cách khái quát thì loại hình doanh nghiệp là hình thức kinh doanh mà các cá nhân, tổ chức lựa chọn, nó biểu hiện cho mục tiêu mà doanh nghiệp xây dựng.
Từ đó, mỗi loại hình doanh nghiệp lại có một hình thức xây dựng hệ thống và phát triển riêng theo quy định của pháp luật.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay, Việt Nam có 04 loại hình doanh nghiệp bao gồm:
(1) Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
(2) Doanh nghiệp tư nhân.
(3) Công ty cổ phần.
(4) Công ty hợp danh.
Doanh nghiệp có phải kê khai loại hình doanh nghiệp khi mở tài khoản tại ngân hàng hay không theo quy định?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 16/2020/TT-NHNN về giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán:
Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán
1. Mẫu giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán của cá nhân do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định nhưng phải bao gồm tối thiểu những nội dung sau:
a) Đối với cá nhân là người Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số thẻ căn cước công dân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn; ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện tại; thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú; mã số thuế (nếu có);
...
2. Mẫu giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán của tổ chức do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định nhưng phải bao gồm tối thiểu những nội dung sau:
a) Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính; địa chỉ giao dịch; số điện thoại; lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; mã số thuế (nếu có);
b) Thông tin về người đại điện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
c) Thông tin về kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức mở tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
3. Mẫu giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán chung do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định nhưng phải bao gồm tối thiểu những nội dung sau:
a) Trường hợp chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là cá nhân, phải có các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức, phải có các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, có thể thấy rằng, khi tiến hành mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị mở tài khoản thanh toán, trong hồ sơ có quy định giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán.
Theo quy định trên, mẫu giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán của tổ chức phải thể hiện đầy đủ tên giao dịch và viết tắt của doanh nghiệp.
Mà tên giao dịch đầy đủ của doanh nghiệp chính là tên của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh.
Đồng thời, trong cấu thành tên doanh nghiệp đã bao gồm loại hình doanh nghiệp (theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020).
Hay nói cách khác, doanh nghiệp phải kê khai loại hình doanh nghiệp khi mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định.
Doanh nghiệp có phải kê khai loại hình doanh nghiệp khi mở tài khoản tại ngân hàng hay không theo quy định? (Hình từ Internet)
Khi đặt tên doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề nào?
Theo quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:
(1) Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp 2020.
(2) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
(3) Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?