Doanh nghiệp có được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không? Doanh nghiệp được lập hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong trường hợp nào?

Xin cho hỏi: Doanh nghiệp có được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hay không? Doanh nghiệp được lập hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong trường hợp nào? Doanh nghiệp xác định nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi dựa trên nguyên tắc gì? - Câu hỏi của chị Thiện Nhân (Thanh Hóa)

Doanh nghiệp có được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hay không?

quan-ly-tai-san-ket-cau-ha-tang-thuy-loi

Doanh nghiệp có được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hay không? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định như sau:

1. Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (bao gồm cả đất gắn với công trình thủy lợi) do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công bao gồm: Đập (đập thủy lợi và các công trình phụ trợ gắn liền với đập thủy lợi), hồ chứa nước (gồm đập tạo hồ, tràn, cống, lòng hồ, cống lấy nước, cống xả đáy...), cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình phụ trợ phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi (Nhà, trạm, đường quản lý, thiết bị quan trắc, kho, bãi vật tư, cột mốc chỉ giới, biển báo).

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cho cơ quan được giao quản lý tài sản như sau:
a) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý;
b) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không thuộc tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp trực tiếp quản lý;
Việc xác định tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 21 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:

Trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi
….
2. Đối với công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng thì doanh nghiệp đó có trách nhiệm quản lý.

Doanh nghiệp được lập hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong trường hợp nào?

Theo Điều 9 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm:
a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
c) Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
2. Cơ quan được giao quản lý tài sản chịu trách nhiệm lập hồ sơ về tài sản thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi lớn, quan trọng đặc biệt được giao cho doanh nghiệp quản lý, khai thác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Luật Thủy lợi thì doanh nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ về tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi cơ quan được giao quản lý tài sản.
3. Cơ quan được giao quản lý tài sản chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tài sản thuộc phạm vi quản lý và thực hiện chế độ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì cơ quan được giao quản lý tài sản chịu trách nhiệm lập hồ sơ về tài sản thuộc phạm vi quản lý.

Tuy nhiên, trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi lớn, quan trọng đặc biệt được giao cho doanh nghiệp quản lý, khai thác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Luật Thủy lợi 2017 thì doanh nghiệp có trách nhiệm lập hồ sơ về tài sản theo quy định sau đây gửi cơ quan được giao quản lý tài sản.

Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm:

– Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

– Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;

– Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.

Doanh nghiệp xác định nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi dựa trên nguyên tắc gì?

Theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
….
3. Nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được xác định theo nguyên tắc:
a) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đang sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
- Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá trị đã có để ghi sổ kế toán;
- Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi chưa có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì xác định theo giá quy ước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trên cơ sở giá trị của công trình có cấp kỹ thuật tương đương;
b) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hoàn thành (đầu tư xây dựng mới), đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì giá trị ghi sổ kế toán là giá trị quyết toán được phê duyệt;
c) Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong quá trình quản lý, sử dụng được nâng cấp, mở rộng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì giá trị quyết toán của dự án được hạch toán tăng giá trị tài sản;
d) Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: Giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B; giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt. Khi có quyết toán được phê duyệt, cơ quan kế toán phải thực hiện điều chỉnh giá trị đã hạch toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

Theo đó, nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được xác định theo nguyên tắc:

– Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đang sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:

+ Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá trị đã có để ghi sổ kế toán;

+ Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi chưa có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì xác định theo giá quy ước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trên cơ sở giá trị của công trình có cấp kỹ thuật tương đương;

– Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hoàn thành (đầu tư xây dựng mới), đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì giá trị ghi sổ kế toán là giá trị quyết toán được phê duyệt;

– Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong quá trình quản lý, sử dụng được nâng cấp, mở rộng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì giá trị quyết toán của dự án được hạch toán tăng giá trị tài sản;

– Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán.

Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:

+ Giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;

+ Giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt.

Khi có quyết toán được phê duyệt, cơ quan kế toán phải thực hiện điều chỉnh giá trị đã hạch toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

Kết cấu hạ tầng thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là gì? Đơn vị thuê quyền khai thác có nghĩa vụ như thế nào?
Pháp luật
Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng với tài sản nào?
Pháp luật
Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là gì? Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi liên quan đến 02 tỉnh thì giao cho ai quản lý?
Pháp luật
Thời gian chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi tối đa bao nhiêu năm?
Pháp luật
Thủ tục lập Đề án cho thuê tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt Đề án?
Pháp luật
Trong trường hợp nào kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không được lấy từ ngân sách nhà nước?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không? Doanh nghiệp được lập hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong trường hợp nào?
Pháp luật
Được phép cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với tài sản là công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt hay không?
Pháp luật
Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được giao cho cơ quan nào quản lý? Thực hiện giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo thủ tục như thế nào?
Pháp luật
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán phải có đầy đủ những thông tin nào? Nguyên giá tài sản này được thay đổi khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kết cấu hạ tầng thủy lợi
1,075 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kết cấu hạ tầng thủy lợi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào