Doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra thị trường nước ngoài cần đảm bảo điều kiện gì? Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu gồm những tài liệu nào?
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu muốn chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền ra thị trường quốc tế thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền ra thị trường quốc tế thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Việc chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế cần phải tuân thủ theo quy trình nào?
- Để chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần chuẩn bị những tài liệu gì?
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu muốn chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền ra thị trường quốc tế thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì điều kiện chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền ra thị trường quốc tế gồm:
- Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
- Phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận;
- Đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Tuân thủ quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh và pháp luật về quản lý ngoại hối;
- Các điều kiện chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.
Chào bán trái phiếu ra thị trường nước ngoài
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền ra thị trường quốc tế thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì điều kiện chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền ra thị trường quốc tế gồm:
- Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
- Phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận;
- Đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Tuân thủ quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh và pháp luật về quản lý ngoại hối;
- Các điều kiện chào bán theo quy định tại thị trường phát hành;
- Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện quyền kèm theo chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.
Việc chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế cần phải tuân thủ theo quy trình nào?
Điều 26 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về quy trình chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế như sau:
Đối với chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế của công ty không phải là công ty đại chúng:
- Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ chào bán trái phiếu và tổ chức chào bán tại thị trường phát hành.
- Bước 2: Doanh nghiệp phát hành thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật và quy định của thị trường phát hành.
Đối với chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán:
- Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ chào bán trái phiếu và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
+ Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 2: Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, doanh nghiệp công bố thông tin trước khi chào bán và thực hiện chào bán trái phiếu theo quy định của thị trường phát hành.
- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, doanh nghiệp báo cáo kết quả chào bán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Để chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần chuẩn bị những tài liệu gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm lập hồ sơ chào bán để phục vụ cho việc chào bán, giao dịch và thanh toán lãi, gốc trái phiếu, bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
- Phương án chào bán trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận.
- Giấy xác nhận tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận hạn mức phát hành nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia.
- Quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của cấp có thẩm quyền.
- Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế trong trường hợp thị trường phát hành yêu cầu.
- Hồ sơ đăng ký chào bán với cơ quan có thẩm quyền tại thị trường phát hành hoặc ý kiến pháp lý của công ty tư vấn luật quốc tế về việc doanh nghiệp không phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nước sở tại khi phát hành trái phiếu.
*Lưu ý: Đối với chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngoài các tài liệu quy định trên, hồ sơ chào bán trái phiếu còn bao gồm:
- Giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế.
- Bản sao Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty phê duyệt hồ sơ chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Như vậy, bài viết trên đã đề cập về các điều kiện mà doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần phải đảm bảo và các tài liệu cần thiết đối với hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu trước khi thực hiện việc chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?