Doanh nghiệp cần lên danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà theo mẫu đơn nào mới phù hợp với quy định?
- Việc hỗ trợ tiền thuê nhà có áp dụng đối với tất cả người lao động tại các khu công nghiệp trên cả nước hay không?
- Doanh nghiệp cần lên danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà theo mẫu nào mới phù hợp với quy định?
- Mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với người lao động đang làm việc và người lao động quay trở lại thị trường lao động có khác nhau hay không?
Việc hỗ trợ tiền thuê nhà có áp dụng đối với tất cả người lao động tại các khu công nghiệp trên cả nước hay không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 08/2022/NĐ-CP quy định về phạm vi áp dụng của quyết định như sau:
"Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quyết định này quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu vực sau đây:
1. Khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
2. Khu vực kinh tế trọng điểm bao gồm:
a) Khu kinh tế được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
b) 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc 04 vùng kinh tế trọng điểm được quy hoạch, thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang)."
Như vậy, Quyết định được áp dụng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Ngoài khu công nghiệp và khu chế xuất, chính sách hỗ trợ còn áp dụng cho các khu vực kinh tế trọng điểm trên khắp 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc 04 vùng kinh tế trọng điểm được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Doanh nghiệp cần lên danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà theo mẫu đơn nào mới phù hợp với quy định?
Doanh nghiệp cần lên danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà theo mẫu nào mới phù hợp với quy định?
Căn cứ Điều 6 Quyết định 08/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà đối với người lao động như sau:
"Điều 6. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ
Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này (sau đây gọi là Mẫu số 02).
Trường hợp trong danh sách có người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì hồ sơ đề nghị cần có thêm bản sao danh sách trả lương của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà."
Theo đó, doanh nghiệp cần lên danh sách người lao động nhận hỗ trợ tiền thuê nhà theo Mẫu số 02.
Dẫn chiếu Phục lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 08/2022/NĐ-CP về Mẫu số 02 như sau:
Như vậy, doanh nghiệp sẽ tiến hành lên danh sách theo mẫu 02 theo quy định nêu trên.
Danh sách sẽ được chia làm 02 phần dành cho người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội và người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội.
Cần lưu ý, doanh nghiệp phải gửi kèm bản sao danh sách trả lương của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà để sử dụng cho các đối tượng người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội.
Tải về mẫu đơn đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà mới nhất 2023: Tại Đây
Mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với người lao động đang làm việc và người lao động quay trở lại thị trường lao động có khác nhau hay không?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 08/2022/QĐ-TTg quy định mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả đối với người lao động như sau:
Điều 5. Mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả
1. Mức hỗ trợ: 500.000 đồng/người/tháng.
2. Thời gian hỗ trợ: Tối đa 3 tháng.
3. Phương thức chi trả: Hằng tháng
Căn cứ Điều 9 Quyết định 08/2022/QĐ-TTg quy định mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động làm việc như sau:
Điều 9. Mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả
1. Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người/tháng.
2. Thời gian hỗ trợ: Tối đa 3 tháng.
3. Phương thức chi trả: Hằng tháng.
Như vậy, thời gian và phương thức chi trả tiền hỗ trợ thuê nhà đối với người lao động đang làm việc và người người lao động quay trở lại thị trường lao động là như nhau. Người lao động sẽ được hỗ trợ trong thời gian tối đa là 03 tháng.
Tuy nhiên đối với người lao động đang làm việc mức hỗ trợ tiền thuê nhà hằng tháng là 500.000 đồng/người/tháng. Còn đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động thì mức hỗ trợ nhận được là 1.000.000 đồng/người/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?