Doanh nghiệp bảo hiểm không đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ sẽ bị xử phạt hành chính ra sao?
Doanh nghiệp bảo hiểm không đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ sẽ bị xử phạt hành chính ra sao?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 98/2013/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về trích lập, quản lý và sử dụng dự phòng nghiệp vụ và dự trữ bắt buộc như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trích lập, quản lý và sử dụng dự phòng nghiệp vụ và dự trữ bắt buộc
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi trích lập không đủ Quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ với Bộ Tài chính;
b) Không trích lập Quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng Quỹ dự trữ bắt buộc không đúng quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Trích lập dự phòng nghiệp vụ không đúng theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng Quỹ dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định của pháp luật;
c) Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không có xác nhận của chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán;
d) Không tuân thủ phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ đã đăng ký với Bộ Tài chính.
4. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này;
c) Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành, chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này;
d) Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Theo đó, đối với hành vi không đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ với Bộ Tài chính sẽ xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Tuy nhiên, tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2019/NĐ-CP thì mức tiền phạt trên là mức phạt đối với cá nhân.
Đối với tổ chức thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân khi cùng hành vi vi phạm.
Cho nên, doanh nghiệp bảo hiểm không đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ với Bộ Tài chính sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Doanh nghiệp bảo hiểm không đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm trích lập dự phòng nghiệp vụ phải đảm bảo yêu cầu nào?
Căn cứ vào Điều 97 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về yêu cầu phải đảm bảo khi trích lập dự phòng bao gồm:
- Trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm;
- Tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
- Tách biệt giữa các hợp đồng bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, kể cả trong cùng một nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Luôn có tài sản tương ứng với dự phòng nghiệp vụ đã trích lập, đồng thời tách biệt tài sản tương ứng với dự phòng quy định tại điểm c khoản này;
- Sử dụng Chuyên gia tính toán để tính toán, trích lập dự phòng nghiệp vụ;
- Thường xuyên rà soát, đánh giá việc trích lập dự phòng nghiệp vụ;
- Kịp thời có các biện pháp nhằm bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng để chi trả cho các trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 45 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ gồm những giấy tờ sau:
(1) Văn bản đăng ký hoặc thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này;
(2) Tài liệu giải trình và minh họa về các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán.
Trường hợp thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tài liệu giải trình phải chứng minh được phương pháp, cơ sở trích lập mới phản ánh chính xác, đầy đủ hơn so với phương pháp, cơ sở trích lập cũ về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?