Doanh nghiệp bảo hiểm có phải thực hiện thủ tục phá sản khi hết thời hạn áp dụng biện pháp kiểm soát mà không khắc phục được tình trạng tỷ lệ an toàn vốn?
- Doanh nghiệp bảo hiểm có phải thực hiện thủ tục phá sản khi hết thời hạn áp dụng biện pháp kiểm soát mà không khắc phục được tình trạng tỷ lệ an toàn vốn?
- Khi thực hiện thủ tục phá sản thì việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm có cần phải tổ chức hội nghị chủ nợ không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện thủ tục phá sản thì cần thanh toán các chi phí theo thứ tự như thế nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải thực hiện thủ tục phá sản khi hết thời hạn áp dụng biện pháp kiểm soát mà không khắc phục được tình trạng tỷ lệ an toàn vốn?
Căn cứ Điều 113 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về biện pháp kiểm soát như sau:
Biện pháp kiểm soát
...
5. Thời hạn thực hiện phương án khắc phục tối đa là 18 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính ban hành văn bản áp dụng biện pháp kiểm soát.
...
11. Bộ Tài chính xem xét, quyết định ban hành văn bản chấm dứt áp dụng biện pháp kiểm soát đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bị kiểm soát được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận khắc phục được tỷ lệ an toàn vốn;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được hợp nhất, sáp nhập hoặc giải thể;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không khắc phục được tình trạng bị áp dụng biện pháp kiểm soát.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 116 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Phá sản doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
1. Sau khi Bộ Tài chính ban hành văn bản chấm dứt áp dụng biện pháp kiểm soát quy định tại điểm c khoản 11 Điều 113 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản; trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Bộ Tài chính nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
...
Theo đó, hết thời hạn 18 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính ra văn bản áp dụng biện pháp kiểm soát mà không khắc phục được tình trạng tỷ lệ an toàn vốn thì Bộ Tài chính xem xét, quyết định ban hành văn bản chấm dứt áp dụng biện pháp kiểm soát đối với doanh nghiệp bảo hiểm
Kể từ ngày băn bản chấm dứt áp dụng biện pháp kiểm soát được ban hành thì doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản hiện hành; trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Bộ Tài chính nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải thực hiện thủ tục phá sản khi hết thời hạn áp dụng biện pháp kiểm soát mà không khắc phục được tình trạng tỷ lệ an toàn vốn? (Hình từ Internet)
Khi thực hiện thủ tục phá sản thì việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm có cần phải tổ chức hội nghị chủ nợ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 116 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 quy định về việc giải quyết hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Phá sản doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
...
2. Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mà không tổ chức hội nghị chủ nợ và thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
...
Từ quy định trên thì khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp bảo hiểm, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mà không tổ chức hội nghị chủ nợ.
Doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện thủ tục phá sản thì cần thanh toán các chi phí theo thứ tự như thế nào?
Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 116 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về thứ tự các chi phí mà doanh nghiệp bảo hiểm cần thanh toán khi mở thủ tục phá sản như sau:
(1) Chi phí phá sản;
(2) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động;
(3) Khoản trả tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm đối với các yêu cầu đòi bồi thường, trả tiền bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chấp thuận chi trả giá trị hoàn lại, giá trị tài khoản hợp đồng bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm;
(4) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ;
(5) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Cần lưu ý: trong trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản chi phi nêu trên thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 12 âm là bao nhiêu dương? 26 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 26 tháng Chạp được nghỉ Tết chưa?
- Mức thu lệ phí trước bạ ô tô 2025 là bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp lệ phí trước bạ ô tô?
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?