Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có phải tuân thủ quy định về đào tạo cho người tham gia bán hàng đa cấp không?
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có phải xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng cho người tiêu dùng không?
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có phải tuân thủ quy định về đào tạo cho người tham gia bán hàng đa cấp không?
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có được yêu cầu người khác phải đặt cọc để tham gia bán hàng đa cấp không?
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có phải xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng cho người tiêu dùng không?
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có phải xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng cho người tiêu dùng không, căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 45 Luật Bảo về quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp
1. Tổ chức bán hàng đa cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Niêm yết công khai các tài liệu hoạt động tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) của tổ chức bán hàng đa cấp;
b) Thực hiện đúng quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng;
c) Xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng;
d) Nhận lại hàng hóa và trả lại tiền theo yêu cầu của cá nhân tham gia bán hàng đa cấp hoặc người tiêu dùng nếu yêu cầu được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng hóa và hàng hóa còn nguyên bao bì, tem, nhãn và còn thời hạn sử dụng;
đ) Chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng đa cấp của cá nhân tham gia bán hàng đa cấp trong trường hợp hoạt động đó được thực hiện tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc tại các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo của tổ chức bán hàng đa cấp.
2. Cá nhân tham gia bán hàng đa cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Xuất trình thẻ thành viên trước khi giới thiệu hoặc tiếp thị, bán hàng;
b) Tuân thủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và quy tắc hoạt động;
c) Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ phải có trách nhiệm xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng cho người tiêu dùng.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có phải tuân thủ quy định về đào tạo cho người tham gia bán hàng đa cấp không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có phải tuân thủ quy định về đào tạo cho người tham gia bán hàng đa cấp không?
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có phải tuân thủ quy định về đào tạo cho người tham gia bán hàng đa cấp không, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp
1. Tổ chức bán hàng đa cấp có trách nhiệm sau:
a) Tuân thủ quy định ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản và giao hợp đồng cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại quy tắc hoạt động;
b) Tuân thủ quy định về đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại quy tắc hoạt động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
c) Tuân thủ trách nhiệm duy trì tỉ lệ doanh thu từ việc bán hàng hóa cho người tiêu dùng không phải là người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng và quy định của pháp luật.
Doanh thu quy định tại điểm này là doanh thu do người tham gia bán cho người tiêu dùng hoặc doanh thu do doanh nghiệp bán hàng đa cấp bán cho người tiêu dùng thông qua mã số giới thiệu của người tham gia;
d) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và pháp luật khác có liên quan.
...
Theo đó, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải có trách nhiệm tuân thủ quy định về đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại quy tắc hoạt động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có được yêu cầu người khác phải đặt cọc để tham gia bán hàng đa cấp không?
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có được yêu cầu người khác phải đặt cọc để tham gia bán hàng đa cấp không, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
...
2. Tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc, nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia bán hàng đa cấp;
b) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, cá nhân tham gia bán hàng đa cấp;
c) Kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; tổ chức hoạt động giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
d) Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với dịch vụ hoặc hình thức khác không phải là mua bán hàng hóa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp không dựa trên giao dịch mua bán hàng hóa;
e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị nghiêm cấm thực hiện hành vi yêu cầu người khác phải đặt cọc để tham gia bán hàng đa cấp.
Trường hợp khác, doanh nghiệp bán hàng đa cấp không được yêu cầu người khác phải nộp một khoản tiền hoặc mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia bán hàng đa cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?