Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có bắt buộc phải mở tài khoản ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của mình hay không?
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có bắt buộc phải mở tài khoản ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của mình hay không?
Tại điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP có quy định về một trong những điều kiện của tổ chức khi đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng gồm:
"Điều 7. Điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
1. Tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện sau:
..
d) Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định này;"
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 50 Nghị định 40/2018/NĐ-CP cũng quy định về tiền ký quỹ như sau:
"Điều 50. Tiền ký quỹ
1. Tiền ký quỹ là khoản tiền đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp và Nhà nước trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định này."
Dẫn chiếu đến các trường hợp tại khoản 1 Điều 53 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, gồm:
"1. Tiền ký quỹ được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này nhưng không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp và có quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý các tranh chấp giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với người tham gia bán hàng đa cấp liên quan đến các nghĩa vụ đó;
b) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp nhưng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền."
Như vậy, tổ chức là doanh nghiệp bán hàng đa cấp để đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với người tham gia bán hàng đa cấp và Nhà nước phải tiến hành ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có bắt buộc phải mở tài khoản ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của mình hay không?
Việc ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp được quy định như thế nào?
Tại Điều 50 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp cụ thể như sau:
"2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mở tài khoản ký quỹ và ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng (mười tỷ đồng) tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
3. Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ xác nhận bằng văn bản việc ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có trách nhiệm phối hợp trong việc xác nhận các nội dung liên quan đến văn bản xác nhận ký quỹ khi Bộ Công Thương có yêu cầu.
4. Trường hợp có thay đổi thông tin trên văn bản xác nhận ký quỹ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thực hiện thủ tục điều chỉnh văn bản xác nhận ký quỹ với ngân hàng.
5. Khoản tiền ký quỹ được ngân hàng phong tỏa trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp và chỉ được rút, sử dụng khi có văn bản đồng ý của Bộ Công Thương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Nghị định này.
6. Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ chịu trách nhiệm quản lý khoản tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật."
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp nộp tiền ký quỹ tại ngân hàng như thế nào?
Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-NHNN quy định cụ thể về hoạt động nộp tiền ký quỹ và xác nhận tiền ký quỹ của doanh nghiệp như sau:
"1. Khi có nhu cầu ký quỹ tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ), doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ.
Hợp đồng ký quỹ bao gồm các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng (hoặc chi nhánh ngân hàng) nhận ký quỹ; số tiền ký quỹ; Mục đích ký quỹ; Lãi suất tiền gửi ký quỹ; Hình thức trả lãi tiền ký quỹ; Sử dụng tiền ký quỹ; Rút tiền ký quỹ; Tất toán tài khoản ký quỹ; Trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục mở tài khoản ký quỹ theo hướng dẫn của ngân hàng nhận ký quỹ và nộp số tiền ký quỹ (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) vào tài khoản ký quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (sau đây gọi là Nghị định số 40/2018/NĐ-CP).
3. Sau khi nhận đủ số tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, ngân hàng nhận ký quỹ hạch toán tiền ký quỹ vào tài khoản tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam, cấp giấy Xác nhận ký quỹ cho doanh nghiệp theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2018/NĐ-CP .
4. Khi có thay đổi thông tin về doanh nghiệp trên giấy Xác nhận ký quỹ như: Tên, địa chỉ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư, người đại diện theo pháp luật, số tiền ký quỹ, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị ngân hàng nhận ký quỹ điều chỉnh thông tin theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và các giấy tờ liên quan đến thông tin yêu cầu điều chỉnh (bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu). Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin cung cấp cho ngân hàng nhận ký quỹ.
Nếu các thông tin đề nghị điều chỉnh trong văn bản đề nghị của doanh nghiệp khớp đúng so với các giấy tờ liên quan đến thông tin yêu cầu điều chỉnh, ngân hàng nhận ký quỹ cấp giấy Xác nhận ký quỹ mới cho doanh nghiệp theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2018/NĐ-CP thay thế giấy Xác nhận ký quỹ cũ.
5. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi vốn điều lệ và có nhu cầu điều chỉnh số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng ký quỹ hoặc ký kết hợp đồng ký quỹ mới và thực hiện ký quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều này."
Như vậy, một trong những điều kiện để tổ chức được đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đó là phải ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật. Việc nộp tiền ký quỹ và xác nhận tiền ký quỹ được quy định cụ thể như trên để doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể áp dụng thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?