Đoàn đánh giá ngoài cần thực hiện những nội dung nào trong quá trình khảo sát chính thức tại trường mầm non? Và có những nhiệm vụ nào theo quy định của pháp luật?
Đoàn đánh giá ngoài có những nhiệm vụ nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 31 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của đoàn đánh giá ngoài như sau:
Nhiệm vụ của đoàn đánh giá ngoài
1. Đoàn đánh giá ngoài có nhiệm vụ khảo sát, đánh giá để xác định mức đạt tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tư vấn, khuyến nghị các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường; đề nghị công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia.
2. Trưởng đoàn điều hành các hoạt động của đoàn đánh giá ngoài theo quy trình đánh giá ngoài.
3. Thư ký và các thành viên còn lại thực hiện nhiệm vụ do trưởng đoàn phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.
4. Đoàn đánh giá ngoài phải giữ bí mật các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá trước khi thông báo kết quả đánh giá ngoài cho trường mầm non.
Như vậy, đoàn đánh giá ngoài có nhiệm vụ khảo sát, đánh giá để xác định mức đạt tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tư vấn, khuyến nghị các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường; đề nghị công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia.
Đoàn đánh giá ngoài phải giữ bí mật các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá trước khi thông báo kết quả đánh giá ngoài cho trường mầm non.
Đoàn đánh giá ngoài cần thực hiện những nội dung nào trong quá trình khảo sát chính thức tại trường mầm non? Và có những nhiệm vụ nào theo quy định của pháp luật?
Đoàn đánh giá ngoài cần thực hiện những nội dung nào trong quá trình khảo sát chính thức tại trường mầm non?
Căn cứ khoản 3 Mục II Phần II Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 quy định về khảo sát chính thức tại trường mầm non của đoán đánh giá ngoài như sau:
II. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NGOÀI
...
3. Khảo sát chính thức tại trường mầm non
a) Sau khảo sát sơ bộ ít nhất 10 ngày làm việc, đoàn ĐGN tiến hành khảo sát chính thức tại trường mầm non;
b) Đoàn ĐGN tiến hành khảo sát (có thể từ 02 đến 03 ngày) và thực hiện các nội dung sau:
- Trao đổi với lãnh đạo nhà trường và Hội đồng TĐG về công tác TĐG của nhà trường;
- Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu, minh chứng do nhà trường cung cấp;
- Xem xét cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường;
- Quan sát các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em (nếu có);
- Trao đổi, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
- Viết báo cáo kết quả khảo sát chính thức ĐGN và các nội dung liên quan khác.
c) Trưởng đoàn tổ chức họp đoàn để thống nhất cách thức và kế hoạch làm việc. Cuối mỗi ngày, đoàn tổ chức rút kinh nghiệm và điều chỉnh những điểm cần thiết trong chương trình làm việc của ngày tiếp theo;
d) Trong quá trình khảo sát, các thành viên của đoàn ĐGN ghi bổ sung những phát hiện mới vào Phiếu đánh giá tiêu chí;
đ) Đoàn ĐGN bố trí thời gian để thực hiện các công việc:
- Thảo luận về những phát hiện mới trong quá trình khảo sát;
- Thảo luận về những nội dung sau của mỗi tiêu chí: Điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất phát huy điểm mạnh, hướng khắc phục điểm yếu, những nội dung chưa rõ, xác định kết quả đánh giá tiêu chí (đạt hay không đạt yêu cầu, mức đạt), những kiến nghị của đoàn đối với trường mầm non.
e) Trước khi kết thúc khảo sát chính thức, trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo trường mầm non, Hội đồng TĐG để thông báo các công việc đã thực hiện trong đợt khảo sát (lưu ý không thông báo về kết quả đánh giá các tiêu chí);
g) Trưởng đoàn chỉ đạo việc hoàn thiện Báo cáo kết quả khảo sát chính thức (tham khảo mẫu Phụ lục 12).
Theo đó, trong quá trình khảo sát chính thức tại trường mầm non thì đoàn đánh giá ngoài phải thực hiện các nội dung như:
- Trao đổi với lãnh đạo nhà trường và Hội đồng tự đánh giá về công tác tự đánh giá của nhà trường;
- Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu, minh chứng do nhà trường cung cấp;
- Xem xét cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường;
- Quan sát các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em (nếu có);
- Trao đổi, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
- Viết báo cáo kết quả khảo sát chính thức đánh giá ngoài và các nội dung liên quan khác.
Việc viết báo cáo đánh giá ngoài sau quá trình khảo sát chính thức tại trường mầm non được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Mục II Phần II Công văn 5942/BGDĐT-QLCL năm 2018 quy định về khảo sát chính thức tại trường mầm non của đoán đánh giá ngoài như sau:
II. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NGOÀI
...
4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài
a) Tư liệu để viết báo cáo ĐGN:
- Báo cáo sơ bộ;
- Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá;
- Các Phiếu đánh giá tiêu chí;
- Biên bản khảo sát sơ bộ;
- Báo cáo kết quả khảo sát chính thức;
- Báo cáo TĐG của trường mầm non;
- Các hồ sơ, tài liệu có liên quan.
b) Trách nhiệm viết báo cáo ĐGN:
Từng thành viên của đoàn viết báo cáo theo những tiêu chí được phân công, gửi cho trưởng đoàn trong thời gian không quá 05 ngày làm việc sau khi kết thúc khảo sát chính thức. Đối với mỗi tiêu chí, báo cáo phải đánh giá và có ý kiến đề xuất về điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng của trường mầm non, những nội dung chưa rõ và kết quả đánh giá tiêu chí.
Trưởng đoàn và thư ký tập hợp, biên tập, hoàn thiện dự thảo báo cáo ĐGN.
c) Dự thảo báo cáo ĐGN phải gửi đến các thành viên trong đoàn để lấy ý kiến. Trưởng đoàn, tổ chức thảo luận các ý kiến của các thành viên để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo ĐGN;
d) Báo cáo ĐGN có hình thức và cấu trúc theo Phụ lục 13 và 14.
Từ quy định trên thì việc viết báo cáo đánh giá ngoài đối với trường mầm non sẽ được từng thành viên trong đoàn đánh giá ngoài thực hiện và gửi cho trường đoàn trong thời gian không quá 05 ngày làm việc sau khi kết thúc khảo sát chính thức.
Trưởng đoàn và thư ký tập hợp, biên tập, hoàn thiện dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?