Điều trị bảo tồn trật khớp vai là như thế nào? Điều trị bảo tồn trật khớp vai chỉ định và chống chỉ định trong trường hợp nào?
Điều trị bảo tồn trật khớp vai là như thế nào?
Điều trị bảo tồn trật khớp vai là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục I Mục 16 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn trật khớp vai ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TRẬT KHỚP VAI
I. ĐẠI CƯƠNG
- Khớp vai là 1 khớp chỏm (có chỏm khớp và ổ khớp), chỏm khớp thì to, ổ khớp lại nhỏ và nông nên khớp vai rất dễ bị trật (chiếm 50-60% , hay gặp nhất trong tất cả các loại trật khớp). Bao khớp và dây chằng rộng và yếu ở phía trước và phía trước trong, nên hay gặp trật khớp vai kiểu ra trước và vào trong.
- Người ta phân loại trật khớp vai ra nhiều loại, theo kiểu trật và theo thời gian đến sớm hay muộn. Về kiểu trật, hầu hết gặp kiểu trật ra trước và vào trong.
- Nguyên nhân thường là lực tác động gián tiếp (ngã chống tay).
- Nếu đến sớm việc nắn rất đơn giản và hiệu quả, nếu đến muộn (vài tuần trở lên) việc điều trị trở nên rất khó khăn, kể cả bằng điều trị bằng phẫu thuật.
Theo đó,
- Khớp vai là 1 khớp chỏm (có chỏm khớp và ổ khớp), chỏm khớp thì to, ổ khớp lại nhỏ và nông nên khớp vai rất dễ bị trật (chiếm 50-60% , hay gặp nhất trong tất cả các loại trật khớp).
Bao khớp và dây chằng rộng và yếu ở phía trước và phía trước trong, nên hay gặp trật khớp vai kiểu ra trước và vào trong.
- Người ta phân loại trật khớp vai ra nhiều loại, theo kiểu trật và theo thời gian đến sớm hay muộn. Về kiểu trật, hầu hết gặp kiểu trật ra trước và vào trong.
- Nguyên nhân thường là lực tác động gián tiếp (ngã chống tay).
- Nếu đến sớm việc nắn rất đơn giản và hiệu quả, nếu đến muộn (vài tuần trở lên) việc điều trị trở nên rất khó khăn, kể cả bằng điều trị bằng phẫu thuật.
Như vậy, có thể thấy rằng điều trị bảo tồn trật khớp vai được hiểu như quy định trên.
Điều trị bảo tồn trật khợp vai (Hình từ Internet)
Điều trị bảo tồn trật khớp vai chỉ định trường hợp nào?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục 16 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn trật khớp vai ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TRẬT KHỚP VAI
...
II. CHỈ ĐỊNH NẮN BẢO TỒN TRẬT KHỚP VAI
1. Trật khớp kín.
2. Trật khớp vai đến sớm (3 tuần trở lại).
3. Trật khớp vai đơn thuần (không có kèm gẫy xương vùng vai).
4. Trật khớp vai có kèm gẫy xương vùng vai nhưng không di lệch, ít di lệch.
5. Trật khớp vai kèm gẫy xương vùng vai di lệch, có chỉ định mổ kết hợp xương nhưng chưa thể mổ được, hoặc người bệnh không đủ điều kiện mổ, không chấp nhận mổ...Trường hợp này cần phải nắn khớp vai vào đã, việc mổ xương tính sau (mổ kết hợp xương có chuẩn bị).
...
Theo đó, điều trị bảo tồn trật khớp vai sẽ được chỉ định và chống chỉ định như sau:
- Trật khớp kín.
- Trật khớp vai đến sớm (3 tuần trở lại).
- Trật khớp vai đơn thuần (không có kèm gẫy xương vùng vai).
- Trật khớp vai có kèm gẫy xương vùng vai nhưng không di lệch, ít di lệch.
- Trật khớp vai kèm gẫy xương vùng vai di lệch, có chỉ định mổ kết hợp xương nhưng chưa thể mổ được, hoặc người bệnh không đủ điều kiện mổ, không chấp nhận mổ...Trường hợp này cần phải nắn khớp vai vào đã, việc mổ xương tính sau (mổ kết hợp xương có chuẩn bị).
Như vậy, những người bệnh thuộc trường hợp chỉ định thì có thể được thực hiện thủ thuật.
Điều trị bảo tồn trật khớp vai sẽ chống chỉ định cho người bệnh khi nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục III Mục 16 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn trật khớp vai ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TRẬT KHỚP VAI
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Trật khớp hở chưa XỬ TRÍ phẫu thuật.
2. Trật khớp vai đến quá muộn (trên 01 tháng).
3. Không phải chống chỉ định tuyệt đối, nhưng cần cân nhắc trong các trường hợp trật khớp vai kèm gẫy các xương vùng vai có di lệch (gẫy cổ xương cánh tay, gẫy xương bả vai...).
Theo đó, trường hợp chống chỉ định như sau:
- Trật khớp hở chưa XỬ TRÍ phẫu thuật.
- Trật khớp vai đến quá muộn (trên 01 tháng).
- Không phải chống chỉ định tuyệt đối, nhưng cần cân nhắc trong các trường hợp trật khớp vai kèm gẫy các xương vùng vai có di lệch (gẫy cổ xương cánh tay, gẫy xương bả vai...).
Ngược lại những người bệnh thuộc trường hợp chống chỉ định thì có thể không được thực hiện thủ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?