Điều trị bảo tồn trật khớp vai có cần phải tiến hành gây mê người bệnh không? Các bước tiến hành nắn bó bột trật khớp vai tiến hành như thế nào?

Cho hỏi rằng điều trị bảo tồn trật khớp vai có cần phải tiến hành gây mê người bệnh không? Bên cạnh đó thì các bước tiến hành nắn bó bột trật khớp vai tiến hành như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phong đến từ Đồng Nai.

Điều trị bảo tồn trật khớp vai có cần phải tiến hành gây mê người bệnh không?

Điều trị bảo tồn trật khớp vai là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục V Mục 16 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn trật khớp vai ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TRẬT KHỚP VAI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NẮN BÓ BỘT TRẬT KHỚP VAI
1. Người bệnh: với người bệnh gây tê và gây mê cũng giống nhau.
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa.
- Được giải thích kỹ mục đích và quá trình tiến hành thủ thuật để họ yên tâm, phối hợp tốt với thầy thuốc trong quá trình làm thủ thuật.
- Được vệ sinh sạch sẽ vùng vai bằng xà phòng, đặc biệt vùng nách.
- Cởi bỏ áo (trời lạnh nên phủ ấm ngực, chỉ để bộc lộ vai và tay bên tổn thương).
- Với người bệnh gây mê: cần nhịn ăn uống ít nhất 5-6 giờ, có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật (tương tự cam kết chấp nhận phẫu thuật).

Theo đó, trong các bước tiến hành nắn bó bột trật khớp vai sẽ có bước đối với người bệnh như sau:

Người bệnh: với người bệnh gây tê và gây mê cũng giống nhau.

- Tư thế người bệnh: nằm ngửa.

- Được giải thích kỹ mục đích và quá trình tiến hành thủ thuật để họ yên tâm, phối hợp tốt với thầy thuốc trong quá trình làm thủ thuật.

- Được vệ sinh sạch sẽ vùng vai bằng xà phòng, đặc biệt vùng nách.

- Cởi bỏ áo (trời lạnh nên phủ ấm ngực, chỉ để bộc lộ vai và tay bên tổn thương).

- Với người bệnh gây mê: cần nhịn ăn uống ít nhất 5-6 giờ, có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật (tương tự cam kết chấp nhận phẫu thuật).

Như vậy, có thể thấy rằng điều trị bảo tồn trật khớp vai thì người bệnh cần phải gây tê hoặc gây mê.

Điều trị bảo tồn trật khớp vai

Điều trị bảo tồn trật khớp vai (Hình từ Internet)

Các bước tiến hành nắn bó bột trật khớp vai tiến hành như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục V Mục 16 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn trật khớp vai ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TRẬT KHỚP VAI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NẮN BÓ BỘT TRẬT KHỚP VAI
...
2. Các bước tiến hành nắn bó bột trật khớp vai
Như ở trên đã nói, trật khớp vai hầu hết là ra trước và vào trong. Khuôn khổ bài có hạn, chúng tôi chỉ nói cách nắn kiểu trật khớp vai ra trước và vào trong. Các kiểu trật khác có vỡ xương, nên thường phải mổ.
2.1 Nắn: Có rất nhiều cách nắn, tùy trường phái. Ở đây chúng tôi chỉ nói 2 phương pháp nắn hay dùng nhất:
2.1.1. Phương pháp Hypocrates (còn gọi là phương pháp gót chân): là một trong những phương pháp kinh điển nhất, đơn giản, an toàn, lại hiệu quả, là phương pháp đang được rất nhiều bệnh viện sử dụng. Mô tả:
- Người bệnh nằm ngửa trên ván cứng đặt dưới sàn hoặc trên bàn, người nắn ngồi hoặc đứng cùng bên tổn thương (ví dụ người bệnh bị trật khớp vai bên trái thì người nắn ở về bên trái người bệnh, người bệnh nằm trên sàn thì người nắn ngồi, người bệnh nằm trên bàn thì người nắn đứng). Người nắn cho gót chân cùng bên (ví dụ người bệnh trật khớp vai trái thì người nắn dùng gót chân trái) vào hõm nách người bệnh làm đối lực, 2 tay cầm cổ tay người bệnh kéo theo trục tay người bệnh, hơi dạng (khoảng 20-25o). Kéo từ từ và mạnh dần khoảng 5-7 phút, dùng gót chân bẩy nhẹ chỏm xương cánh tay ra ngoài, từ từ xoay cánh tay ra ngoài và khép cánh tay lại, đồng thời rút gót chân ra. Lúc này sẽ có cảm giác nghe thấy tiếng “khục”, có thể cảm nhận được tiếng “khục” truyền vào tay người nắn, nếu người nắn có kinh nghiệm, thế là khớp đã được nắn xong. Nếu thấy còn khó khăn, xoay nhẹ cánh tay theo trục vài lần trong quá trình kéo nắn, khớp sẽ vào dễ hơn.
- Nếu có vỡ mấu động lớn xương cánh tay kèm theo, chỉ cần nắn khớp, mấu động lớn trong hầu hết các trường hợp sẽ tự vào theo (nhiều khi chụp phim kiểm tra, mấu xương vào hoàn toàn, thậm chí có thể không trông thấy vết gẫy).
- Sau khi nắn xong, đỡ người bệnh ngồi dậy (nếu người bệnh gây tê), băng bất động tạm cánh tay và cẳng tay người bệnh vào thân người, khuỷu để 90o, chụp kiểm tra trước khi bó bột (hoặc bó bột xong mới cho chụp kiểm tra cũng được).
2.1.2. Phương pháp Kocher: người bệnh cũng nằm ngửa, nắn qua 4 thì
- Thì 1: Kéo thẳng cánh tay (tương tự cách nắn của Hyppocrates).
- Thì 2: Ép khuỷu và cánh tay vào thân người.
- Thì 3: Xoay cánh tay ra ngoài (có thể gấp khuỷu và đưa cổ tay ra ngoài để xoay ngoài cánh tay dễ hơn).
- Thì 4: Đưa cánh tay lên trên và vào trong (có thể lúc này bàn tay người bệnh sờ được vào tai bên đối diện).
Phương pháp này không nên dùng khi trật khớp lần đầu vì có thể gây tổn thương phần mềm, tuy nắn cách này đỡ tốn nhiều lực nhưng dễ gây gẫy xương do lực đòn bẩy. Thường nắn trong trật khớp vai tái diễn với kiểu trật vai ra trước và vào trong. Vì có thể xảy ra tai biến, nên người ít kinh nghiệm không nên áp dụng phương pháp này.
2.2. Bất động: thời gian bất động trung bình là 3 tuần.
- Với người trẻ, khỏe: bó bột Desault, với 2 tình huống gây tê và gây mê.
- Với người bệnh già yếu, có bệnh toàn thân, cong vẹo cột sống, người bệnh đang cho con bú, hoặc có thai trên 6 tháng thì nên mặc áo chỉnh hình bằng vải mềm.

Như vậy, theo quy định trên có thể thấy rằng các bước tiến hành nắn bó bột trật khớp vai sẽ được thực hiện như trên đã quy định rất rõ và đầy đủ.

Người thực hiện phải tuân theo để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Việc theo dõi và xử lý tai biến sau khi điều trị bảo tồn trật khớp vai ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục VI và tiểu mục VII Mục 16 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn trật khớp vai ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TRẬT KHỚP VAI
...
VI. THEO DÕI (thường là theo dõi ngoại trú)
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Gần như hiếm gặp tai biến, nếu có thì cũng chủ yếu là tai biến của gây mê. Về nắn, có thể gặp gẫy xương cánh tay ở người già, phòng ngừa bằng cách nắn nhẹ nhàng, không nắn thô bạo, không nắn cố.

Như vậy, có thể thấy rằng trường hợp theo dõi thường ngoại trú và nếu có tai biến thì xử lý như sau:

Gần như hiếm gặp tai biến, nếu có thì cũng chủ yếu là tai biến của gây mê. Về nắn, có thể gặp gẫy xương cánh tay ở người già, phòng ngừa bằng cách nắn nhẹ nhàng, không nắn thô bạo, không nắn cố.

Điều trị bảo tồn trật khớp vai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều trị bảo tồn trật khớp vai thì có bao nhiêu người bác sĩ thực hiện? Người bệnh và hồ sơ của họ chuẩn bị như thế nào?
Pháp luật
Điều trị bảo tồn trật khớp vai là như thế nào? Điều trị bảo tồn trật khớp vai chỉ định và chống chỉ định trong trường hợp nào?
Pháp luật
Điều trị bảo tồn trật khớp vai thì có bao nhiêu người bác sĩ thực hiện? Phải chuẩn bị những phương tiện như thế nào?
Pháp luật
Điều trị bảo tồn trật khớp vai có cần phải tiến hành gây mê người bệnh không? Các bước tiến hành nắn bó bột trật khớp vai tiến hành như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều trị bảo tồn trật khớp vai
1,377 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều trị bảo tồn trật khớp vai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào