Điều trị bảo tồn gẫy xương đòn được tiến hành qua các bước kỹ thuật như thế nào? Người bệnh theo dõi tiếp tục ra sao?

Cho hỏi điều trị bảo tồn gẫy xương đòn được tiến hành qua các bước kỹ thuật như thế nào? Bên cạnh đó thì thủ thuật này thì người bệnh theo dõi tiếp tục ra sao? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Nguyễn Phát đến từ Long An.

Điều trị bảo tồn gẫy xương đòn được tiến hành qua các bước kỹ thuật như thế nào?

Điều trị bảo tồn gẫy xương đòn là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục V Mục 23 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn gẫy xương đòn ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

23. ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY XƯƠNG ĐÒN
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kỹ thuật nắn và bất động với băng số 8 theo cách của Watson-Jones:
1. Người bệnh
Được gây tê ổ gẫy, ngồi trên một ghế tròn lưng ngay ngắn, hai vai ngang, hai tay chống mạng sườn ưỡn ngực mắt nhìn thẳng, đầu ngay ngắn.
2. Người nắn
Đứng sau người bệnh đầu gối tỳ giữa hai bả vai người bệnh, bàn chân đặt trên ghế, hai tay cầm chắc vào vùng vai kéo nắn từ từ dạng ra sau tối đa. Sau đó cố định tư thế này bằng băng đai số 8 (hoặc bó bột số 8, bó bột Desault, hiện nay 2 kiểu bó bột này ít còn sử dụng). Khi bó bột số 8 cần lưu ý:
+ Bó bột số 8 bao giờ phần bột gặp nhau hình dấu X cũng về phía sau lưng.
+ Mục đích của bó bột số 8 hoặc đeo băng đai số 8 là để làm căng giãn vai và ưỡn ngực ra cho xương đòn được kéo dài ra theo trục, chứ không phải mục đích cố định vững chắc xương, nên bó bột số 8 không cần phủ kín bột trùm lên trên ổ gẫy. Nếu phủ kín bột lên ổ gẫy chưa chắc giữ xương được vững hơn, mà có thể dễ gây loét da tại ổ gẫy.
+ Vùng nách nên vê nhỏ lại để người bệnh khép nách được dễ dàng, phải che phủ kỹ lông nách, tránh lông nách dính vào bột gây đau người bệnh khi tập và khi tháo bột.
Khi bó bột Desault cần lưu ý: đệm lót dầy vùng xương gẫy, vì trong gẫy xương đòn, bao giờ cũng thế, không ít thì nhiều cũng có gồ xương, dễ gây loét.
3. Thời gian bất động với người lớn, khoảng 4-5 tuần. Trong thời gian bất động:
+ Hướng dẫn người bệnh tập vận động sớm khớp vai 2 bên, tập nhẹ nhàng và tăng dần, không đợi xương có can mới tập dễ bị cứng khớp vai.
+ Cứ 5-7 ngày, kiểm tra xem tình trạng của băng đai, nếu lỏng cho chỉnh lại cho vừa phải. Nếu phải chỉnh, nên chỉnh bên vai tổn thương trước, bên lành sau.
+ Hướng dẫn người bệnh khi cần thay áo, nên: cởi áo thì cởi bên tay lành trước, khi mặc áo thì mặc bên tay đau trước. Mặc áo vào bình thường, việc tập vai dễ dàng hơn là người bệnh trùm áo ra bên ngoài vai.
4. Với gẫy xương đòn ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
Không cần bất động gì cả xương đòn vẫn liền tốt và không để lại bất kỳ một di chứng nào. Nhiều khi dùng băng vải hoặc băng thun băng cho trẻ theo kiểu số 8 cũng được, nhưng không có tác dụng nhiều. Công việc băng bó ấy chỉ có tác dụng động viên, có tác động xua đi sự hoang mang lo lắng của cha mẹ hoặc thân nhân của trẻ là chính.

Như vậy có thể thấy rằng việc điều trị bảo tồn gẫy xương đòn được người thực hiện tiến hành qua các bước kỹ thuật như trên.

Điều trị bảo tồn gãy xương đòn

Điều trị bảo tồn gãy xương đòn (Hình từ Internet)

Điều trị bảo tồn gẫy xương đòn xong thì người bệnh theo dõi tiếp tục ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục VI Mục 23 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn gẫy xương đòn ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

23. ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY XƯƠNG ĐÒN
...
VI. THEO DÕI
Hầu hết gẫy xương đòn theo dõi điều trị ngoại trú. Chỉ các trường hợp nặng, có nghi chấn thương ngực hoặc các tạng khác mới cần theo dõi nội trú.
...

Như vậy, có thể thấy rằng hầu hết gẫy xương đòn theo dõi điều trị ngoại trú.

Chỉ các trường hợp nặng, có nghi chấn thương ngực hoặc các tạng khác mới cần theo dõi nội trú.

Nếu sau khi điều trị bảo tồn gẫy xương đòn xảy ra tai biến thì xử lý như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục VII Mục 23 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn gẫy xương đòn ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

23. ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY XƯƠNG ĐÒN
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Theo dõi thở, nếu khó thở cần chụp ngực ở tư thế đứng xem có bị tràn máu, tràn khí màng phổi không. Nếu có, chuyển mổ dẫn lưu màng phổi cấp cứu.
2. Theo dõi mạch quay, cảm giác, vận động của các ngón tay để phát hiện tổn thương mạch máu, thần kinh hay do bột hoặc băng đai chặt, chèn ép bó mạch thần kinh ở vùng nách.
- Nếu tổn thương mạch máu: mổ cấp cứu để XỬ TRÍ nối hoặc ghép mạch.
- Nếu tổn thương đám rối thần kinh cánh tay: chờ phục hồi sau 3-6 tháng.
- Nếu do băng đai chặt: nới băng đai, hướng dẫn người bệnh chống 2 tay để dạng 2 nách.

Theo đó, nếu có điều trị bảo tồn gẫy xương đòn thì người bệnh sẽ được xử trí như sau:

- Theo dõi thở, nếu khó thở cần chụp ngực ở tư thế đứng xem có bị tràn máu, tràn khí màng phổi không. Nếu có, chuyển mổ dẫn lưu màng phổi cấp cứu.

- Theo dõi mạch quay, cảm giác, vận động của các ngón tay để phát hiện tổn thương mạch máu, thần kinh hay do bột hoặc băng đai chặt, chèn ép bó mạch thần kinh ở vùng nách.

+ Nếu tổn thương mạch máu: mổ cấp cứu để XỬ TRÍ nối hoặc ghép mạch.

+ Nếu tổn thương đám rối thần kinh cánh tay: chờ phục hồi sau 3-6 tháng.

+ Nếu do băng đai chặt: nới băng đai, hướng dẫn người bệnh chống 2 tay để dạng 2 nách.

Như vậy, nếu sau khi thực hiện thủ thuật điều trị bảo tồn gẫy xương đòn xảy ra tai biến thì người bệnh sẽ được căn cứ vào tình trạng tai biến và xử lý theo quy trình trên.

Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nếu xảy ra tai biến của bó bột thì được xử lý như thế nào? Tai biến của bó bột muộn thì sẽ có các biểu hiện ra sao?
Pháp luật
Mức độ nhẹ của tai biến của bó bột là gì? Tai biến của bó bột được phân chia thành bao nhiêu loại theo quy định?
Pháp luật
Người thực hiện bó bột chậu lưng chân sẽ bao gồm những ai? Cần những phương tiện như thế nào để thực hiện thủ thuật?
Pháp luật
Các bước tiến hành bó bột ngực chậu lưng chân ra sao? Bó bột ngực chậu lưng chân xong thì người bệnh có cần theo dõi tiếp tục không?
Pháp luật
Các bước tiến hành bó bột đùi cẳng bàn chân như thế nào? Sau khi bó bột đùi cẳng bàn chân có cần tiếp tục theo dõi bệnh nhân hay không?
Pháp luật
Bó bột yếm là như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? Bó bột yếm được chỉ định trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ở bước chuẩn bị bó bột yếm thì người bệnh phải được chuẩn bị như thế nào? Sau khi thực hiện thủ thuật bó bột yếm thì cần phải theo dõi người bệnh ra sao?
Pháp luật
Bột chữ U là gì? Thủ thuật thực hiện bột chữ U sẽ chống chỉ định đối với bệnh nhân trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Bó bột Cravate thì phải thực hiện các bước tiến hành như thế nào? Sau khi thực hiện thủ thuật bó bột Cravate xảy ra tai biến thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bó bột Desault là gì theo quy định của pháp luật? Bó bột Desault sẽ chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột
1,227 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào