Điều tra ổ dịch bệnh động vật tuân thủ theo các nguyên tắc nào? Các cơ quan quản lý có trách nhiệm gì trong công tác điều tra ổ dịch?

Trong trường hợp khẩn cấp để phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì việc sử dụng thuốc thú y chưa được đăng ký lưu hành tại Việt Nam thực hiện như thế nào? Ngoài ra, khi cơ quan điều tra ổ dịch bệnh động vật phải đảm bảo các nguyên tắc nào? Có trách nhiệm gì trong công tác điều tra ổ dịch? Anh Khánh Nguyên (Bắc Giang) đặt câu hỏi.

Trong trường hợp khẩn cấp để phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn, việc sử dụng thuốc thú y chưa được đăng ký lưu hành tại Việt Nam thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về việc sử dụng thuốc thú y chưa được đăng ký lưu hành tại Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp để phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn như sau:

Quy định việc sử dụng thuốc thú y chưa được đăng ký lưu hành tại Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp để phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn
1. Trong trường hợp có dịch bệnh đối với các bệnh động vật quy định tại Điều 2 Thông tư này hoặc bệnh truyền nhiễm mới mà trong nước chưa sẵn có thuốc thú y phù hợp để phòng, chống dịch bệnh, Cục Thú y trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc sử dụng thuốc thú y chưa được lưu hành tại Việt Nam để phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp.
2. Việc nhập khẩu thuốc thú y quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm về hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Việc sử dụng thuốc thú y quy định tại khoản 1 Điều này đề phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc hoặc chỉ định của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

Theo đó, các yêu cầu đối với việc sử dụng thuốc thú y chưa được đăng ký lưu hành tại Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp để phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như sau:

- Thứ nhất, trong trường hợp có dịch bệnh đối với các bệnh động vật quy định Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch, Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người, Danh mục bệnh động vật cấm giết mổ, chữa bệnh hoặc bệnh truyền nhiễm mới mà trong nước chưa sẵn có thuốc thú y phù hợp để phòng, chống dịch bệnh, Cục Thú y trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc sử dụng thuốc thú y chưa được lưu hành tại Việt Nam để phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp.

- Thứ hai, việc nhập khẩu thuốc thú y phải bảo đảm về hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thứ ba, việc sử dụng thuốc thú y đề phòng chống dịch bệnh động vật khẩn cấp phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc hoặc chỉ định của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

Điều tra ổ dịch bệnh động vật

Điều tra ổ dịch bệnh động vật (Hình từ Internet)

Điều tra ổ dịch bệnh động vật tuân thủ theo các nguyên tắc nào? Các cơ quan quản lý có trách nhiệm gì trong công tác điều tra ổ dịch?

Về nguyên tắc và trách nhiệm điều tra ổ dịch bệnh động vật, được nêu rõ tại khoản 1, khoản 3 Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Điều tra ổ dịch
1. Nguyên tắc điều tra ổ dịch
a) Điều tra ổ dịch được thực hiện đối với các trường hợp nghi ngờ có ổ dịch bệnh động vật quy định tại Điều 2 của Thông tư này và phải được tiến hành trong vòng 24 giờ đối với vùng đồng bằng hoặc 72 giờ đối với vùng sâu, vùng xa kể từ khi nhận được thông tin về ổ dịch;
b) Trước khi điều tra tại ổ dịch phải thu thập đầy đủ thông tin về tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật; chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, hóa chất cần thiết cho điều tra ổ dịch; chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu, bảo hộ cá nhân; các quy định hiện hành về phòng chống dịch bệnh; nguồn lực, tài chính cần thiết; biểu mẫu, dụng cụ thu thập thông tin;
c) Thông tin về ổ dịch phải được thu thập chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời.
...
3. Trách nhiệm điều tra ổ dịch
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thực hiện điều tra ổ dịch bệnh trên động vật;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ điều tra ổ dịch đối với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện;
c) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện điều tra ổ dịch trên địa bàn quản lý;
d) Đối với dịch bệnh động vật có diễn biến phức tạp, xuất hiện yếu tố dịch tễ mới, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh đề nghị Cơ quan Thú y vùng, Cục Thú y hỗ trợ công tác điều tra ổ dịch tại địa phương.

Như vậy đối chiếu với quy định thì nguyên tắc và trách nhiệm điều tra ổ dịch bệnh động vật cần đảm bảo thực hiện như sau:

- Điều tra ổ dịch được thực hiện đối với các trường hợp nghi ngờ có ổ dịch bệnh động vật và phải được tiến hành trong vòng 24 giờ đối với vùng đồng bằng hoặc 72 giờ đối với vùng sâu, vùng xa kể từ khi nhận được thông tin về ổ dịch

- Trước khi điều tra tại ổ dịch phải thu thập đầy đủ thông tin về tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật

- Còn với trách nhiệm của cơ quan quản lý trong công tác điều tra ổ dịch bệnh động vật thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thực hiện điều tra ổ dịch bệnh trên động vật; Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ điều tra ổ dịch đối với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện;

Những nội dung nào cần phải có trong công tác điều tra ổ dịch bệnh động vật?

Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về nội dung điều tra ổ dịch bệnh động vật như sau:

- Thu thập thông tin ban đầu ở thời điểm trước và trong thời gian xảy ra ổ dịch, xác định các đặc điểm dịch tễ cơ bản và sự tồn tại của ổ dịch; truy xuất nguồn gốc ổ dịch;

- Cập nhật thông tin về ổ dịch, bao gồm: kiểm tra, đối chiếu với những thông tin được báo cáo trước đó; kiểm tra lâm sàng, số lượng, loài, lứa tuổi, ngày phát hiện động vật mắc bệnh, xác định ca bệnh đầu tiên; số lượng động vật mắc bệnh; thuốc thú y, vắc-xin, hóa chất đã được sử dụng; xác định các yếu tố nguy cơ có liên quan;

- Mô tả diễn biến của ổ dịch theo thời gian, địa điểm, động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh; đánh giá về nguyên nhân ổ dịch;

- Đề xuất tiến hành nghiên cứu các yếu tố nguy cơ;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra chẩn đoán xác định ổ dịch, xác định dịch bệnh, phương thức lây lan;

- Báo cáo kết quả điều tra ổ dịch, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh trong thời gian tiếp theo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch.

Theo đó, cần đảm bảo có đầy đủ 07 nội dung trong công tác điều tra ổ dịch bệnh động vật như đã nêu trên.

Dịch bệnh động vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch bệnh động vật
Kiểm dịch động vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kiểm dịch động vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
Pháp luật
Chủ hàng có nghĩa vụ gì trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu? Chủ hàng tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển thì có bị phạt không?
Pháp luật
Tập trung phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trong tháng 6 2024 được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như thế nào?
Pháp luật
Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật là công chức thế nào? Được áp dụng hệ số lương công chức loại mấy?
Pháp luật
Chủ cơ sở chăn nuôi xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn khi vệ sinh, khử trùng cần thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km?
Pháp luật
Hiệp định SPS là gì? Thành viên khi tham gia Hiệp định SPS có các quyền và nghĩa vụ cơ bản nào?
Pháp luật
Sử dụng thuốc thú y hết hạn sử dụng để phòng bệnh động vật thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Muốn đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Trong thời hạn bao lâu sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh?
Pháp luật
Nhân viên trạm kiểm dịch động vật vòi tiền của người dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Có được áp dụng bảng lương công chức loại A0 đối với cán bộ công chức giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch bệnh động vật
2,606 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch bệnh động vật Kiểm dịch động vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch bệnh động vật Xem toàn bộ văn bản về Kiểm dịch động vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào