Điều tra dịch hại lúa như thế nào khi mật độ rầy nâu khoảng trên 3000 con một mét vuông đất trồng lúa cấy?
Dịch hại lúa là gì?
Định nghĩa dịch hại cây lúa được quy định tại tiết 1.3.1 tiểu mục 1.3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-166:2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa, cụ thể:
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định nguyên tắc, nội dung, phương pháp áp dụng trong công tác điều tra phát hiện dịch hại chủ yếu và sinh vật có ích trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa, phục vụ cho dự tính dự báo và phòng trừ dịch hại hiệu quả, an toàn.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này bắt buộc áp dụng trong Hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; tổ chức, cá nhân có hoạt động điều tra, phát hiện dịch hại cây lúa tại Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Dịch hại cây lúa (còn gọi là sinh vật gây hại cây lúa)
Là loài, chủng hoặc dạng sinh học của thực vật, động vật hoặc vi sinh vật gây hại cho lúa; bao gồm: Côn trùng, nhện hại, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, cỏ dại, chuột và các sinh vật gây hại khác.
1.3.2. Dịch hại chính
Là những sinh vật thường xuyên xuất hiện phổ biến và hại nặng hàng vụ, hàng năm ở địa phương.
1.3.3. Dịch hại chủ yếu
Là những dịch hại chính, mà tại thời điểm điều tra có mức độ gây hại cao hoặc khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.
1.3.4. Yếu tố điều tra chính
Là các yếu tố đại diện có liên quan đến dịch hại, bao gồm yếu tố giống, thời vụ, địa hình (chân đất), giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa và tập quán canh tác.
...
Theo đó, dịch hại lúa hay sinh vật gây hại cây lúa là loài, chủng hoặc dạng sinh học của thực vật, động vật hoặc vi sinh vật gây hại cho lúa; bao gồm: Côn trùng, nhện hại, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, cỏ dại, chuột và các sinh vật gây hại khác.
Trong đó, dịch hại lúa còn được chia thành dịch hại chính và dịch hại chủ yếu.
Điều tra dịch hại lúa như thế nào khi mật độ rầy nâu khoảng trên 3000 con một mét vuông đất trồng lúa cấy? (Hình từ Internet)
Công tác điều tra về dịch hại lúa thường được thực hiện ở những khu vực nào? Trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Tại tiểu mục 2.3 và tiểu mục 2.5 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-166:2014/BNNPTNT phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa có quy định như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
2.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
2.3. Thời gian điều tra
- Điều tra định kỳ: 7 ngày/lần ở tuyến điều tra với các yếu tố điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần.
- Điều tra bổ sung: Tiến hành trước, trong và sau cao điểm xuất hiện dịch hại.
2.4. Yếu tố điều tra chính
Chọn đại diện theo giống, thời vụ, địa hình (chân đất), giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa và tập quán canh tác.
2.5. Khu vực điều tra
- Vùng trọng điểm lúa: Chọn khu vực trồng lúa có diện tích trên 20 ha đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
- Vùng không trọng điểm lúa: Chọn khu vực trồng lúa có diện tích trên 2 ha đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
2.6. Điểm điều tra
Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm tương đối ngẫu nhiên và đồng đều trên tuyến điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 mét.
...
Theo quy chuẩn vừa nêu thì công tác điều tra phát hiện dịch hại lúa thường được thực hiện ở 02 khu vực là:
- Vùng trọng điểm lúa: Chọn khu vực trồng lúa có diện tích trên 20 ha đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
- Vùng không trọng điểm lúa: Chọn khu vực trồng lúa có diện tích trên 2 ha đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
Thời gian điều tra phát hiện dịch hại lúa định kỳ là 7 ngày/lần ở tuyến điều tra với các yếu tố điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần.
Đối với công tác điều tra bổ sung thì sẽ tiến hành trước, trong và sau cao điểm xuất hiện dịch hại.
Điều tra dịch hại lúa như thế nào khi mật độ dịch rầy nâu trên 3000 con một mét vuông đất trồng lúa cấy?
Hướng dẫn điều tra rầy hại thân lúa khi mật độ cao được quy định tại Phục lục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-166:2014/BNNPTNT phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa như sau:
Phụ lục 1.
Hướng dẫn điều tra rầy hại thân lúa khi mật độ cao
Khi mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xám khoảng trên 3.000 con/m2, số mẫu điều tra của một điểm giảm, cụ thể:
- Đối với lúa cấy: dùng khay (20 x 20 x 5 cm) để điều tra từng khóm một như quy định; chia khay làm 4 phần; đếm, phân tuổi số rầy vào khay, số rầy bị ký sinh trong diện tích 1/4 khay đó.
+ Đối với lúa sạ và mạ: dùng khung 40 x 50 cm để điều tra. Đếm trực tiếp số rầy, phân tuổi; số rầy bị ký sinh có trong 1/4 khung.
Như vậy, trong trường hợp mật độ rầy nâu khoảng trên 3.000 con/m2, số mẫu điều tra của một điểm giảm.
Cụ thể, đối với lúa cấy cần dùng khay (20 x 20 x 5 cm) để điều tra từng khóm một như quy định; chia khay làm 4 phần; đếm, phân tuổi số rầy vào khay, số rầy bị ký sinh trong diện tích 1/4 khay đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?