Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục được pháp luật quy định ra sao? Thế nào là hội đồng trường theo quy định pháp luật?

Tôi đang tìm hiểu về cơ cấu tổ chức cũng như quy chế hoạt động của cơ sở giáo dục. Cho nên tôi muốn hỏi rằng điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục được pháp luật quy định ra sao? Thế nào là hội đồng trường theo quy định pháp luật? Hiệu trưởng được pháp luật quy định ra sao?

Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục được pháp luật quy định ra sao?

Căn cứ Điều 35 Luật Giáo dục 2019 quy định về điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục như sau:

- Điều lệ nhà trường được áp dụng chung cho các loại hình nhà trường ở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;

+ Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường;

+ Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;

+ Nhiệm vụ và quyền của người học;

+ Tổ chức và quản lý nhà trường;

+ Tài chính và tài sản của nhà trường;

+ Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục cụ thể hóa các nội dung của điều lệ nhà trường để áp dụng cho từng loại hình cơ sở giáo dục.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành điều lệ nhà trường, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.

Hoạt động của cơ sở giáo dục

Hoạt động của cơ sở giáo dục

Thế nào là hội đồng trường theo quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 55 Luật Giáo dục 2019 quy định về hội động trường như sau:

- Hội đồng trường của trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường, các bên có lợi ích liên quan và được quy định như sau:

+ Hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

Thành phần hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông gồm bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng, đại diện chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện học sinh đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông;

+ Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

+ Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

- Hội đồng trường của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non dân lập là tổ chức thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường do cộng đồng dân cư thành lập trường đề cử; chịu trách nhiệm quyết định phương hướng hoạt động, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.

Thành phần hội đồng trường gồm đại diện cộng đồng dân cư, đại diện chính quyền địa phương cấp xã và người góp vốn xây dựng, duy trì hoạt động của nhà trường.

- Hội đồng trường của trường tư thục là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của nhà đầu tư.

Thành phần của hội đồng trường của trường tư thục do nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp.

Thành phần của hội đồng trường của trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do nhà đầu tư trong nước đầu tư gồm đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài trường. Thành viên trong trường gồm các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, chủ tịch Công đoàn, đại diện ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường (nếu có), hiệu trưởng; thành viên bầu là đại diện giáo viên và người lao động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu. Thành viên ngoài trường gồm đại diện lãnh đạo nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.

- Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông được quy định trong điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Việc chuyển thẩm quyền của hội đồng quản trị sang hội đồng trường đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiệu trưởng được pháp luật quy định ra sao?

Căn cứ Điều 56 Luật Giáo dục 2019 quy định về hiệu trưởng như sau:

- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận.

- Hiệu trưởng trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn hiệu trưởng.

- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giáo dục
Cơ sở giáo dục Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cơ sở giáo dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục
Pháp luật
Người học tại cơ sở giáo dục là gì? Người học tại cơ sở giáo dục có được học vượt lớp để học các chương trình giáo dục không?
Pháp luật
Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi theo Thông tư 19/2024 thế nào?
Pháp luật
Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
Pháp luật
Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
Pháp luật
Giáo dục là gì? Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đúng không?
Pháp luật
Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là gì? Tính giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo lộ trình như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục là gì? Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm điều gì theo quy định?
Pháp luật
Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là ngôn ngữ nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục?
Pháp luật
Đối tượng nào được phổ cập giáo dục trung cơ sở? Có mấy mức độ để xét tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở?
Pháp luật
08 công việc mà cán bộ quản lý được tham gia ý kiến để thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục là gì? Người học có được tham gia ý kiến không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục
8,909 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục Cơ sở giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào