Điều kiện nhập khẩu động vật thuộc Phụ lục CITES là gì? Giấy phép CITES nhập khẩu bao gồm những nội dung nào?
Phụ lục CITES được quy định như thế nào?
Về những vấn đề cần thiết khi nhập khẩu động vật thuộc Danh mục CITES, chị tham khảo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
Tra cứu xem có loài chị muốn nhập khẩu có thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu hay không. Cụ thể, Phụ lục CITES được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, bao gồm:
- Phụ lục I là những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại;
- Phụ lục II là những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có thể sẽ bị tuyệt chủng, nếu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật những loài này khai thác từ tự nhiên vì mục đích thương mại không được kiểm soát;
- Phụ lục III là những loài động vật, thực vật hoang dã mà một quốc gia thành viên CITES yêu cầu các quốc gia thành viên khác hợp tác để kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
Nhập khẩu động vật
Điều kiện nhập khẩu động vật thuộc Phụ lục CITES là gì?
Điều kiện nhập khẩu tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 19. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên của các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1. Có giấy phép, chứng chỉ CITES theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
2. Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục CITES là vật dụng cá nhân, hộ gia đình được miễn trừ giấy phép, chứng chỉ CITES khi đáp ứng các điều kiện:
a) Không vì mục đích thương mại;
b) Mang theo người hoặc là vật dụng hộ gia đình;
c) Số lượng không vượt quá quy định theo công bố của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Điều 20. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo của các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1. Đối với mẫu vật các loài thuộc Phụ lục I CITES:
a) Có giấy phép, chứng chỉ theo quy định của Nghị định này;
b) Mẫu vật động vật từ thế hệ F2 trở về sau được sinh sản tại cơ sở nuôi sinh sản đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 17, 18 Nghị định này;
c) Mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 17, 18 Nghị định này.
2. Đối với mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II, III CITES:
a) Có giấy phép, chứng chỉ quy định của Nghị định này;
b) Mẫu vật các loài động vật từ thế hệ F1 có nguồn gốc từ cơ sở nuôi sinh sản, mẫu vật nuôi sinh trưởng từ cơ sở nuôi sinh trưởng đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 17, 18 Nghị định này;
c) Mẫu vật của các loài thực vật thuộc Phụ lục II, III CITES có nguồn gốc từ cơ sở trồng nhân tạo đã được cấp mã số theo quy định tại Điều 17, 18 Nghị định này."
Giấy phép CITES nhập khẩu bao gồm những nội dung nào?
Về Giấy phép nhập khẩu, tại Điều 22 Nghị định 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"1. Giấy phép CITES quy định theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng cho việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Giấy phép CITES phải được ghi đầy đủ thông tin, dán tem CITES hoặc mã hoá, ký và đóng dấu của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
2. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm quy định theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng cho mẫu vật lưu niệm quy định tại các Phụ lục CITES. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm phải được ghi đầy đủ thông tin, có chữ ký, họ và tên của chủ cơ sở nuôi, trồng.
3. Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước quy định theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng cho các mẫu vật tiền Công ước.
4. Thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 06 tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày được cấp.
5. Giấy phép, chứng chỉ CITES chỉ được cấp một bản duy nhất và luôn đi kèm lô hàng/mẫu vật CITES.
6. Cơ quan cấp giấy phép CITES, chứng chỉ mẫu vật tiền công ước là Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
7. Cơ sở chế biến, kinh doanh trực tiếp cấp chứng chỉ CITES mẫu vật lưu niệm.
Xem chi tiết trình tự thủ tục tại Điều 23 đến Điều 29 Nghị định 06/2019/NĐ-CP.
Khi đã đáp ứng các quy định trên, chị có thể thực hiện thủ tục hải quan như thông thường theo các quy định tại Chương III Luật Hải quan 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?