Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi là gì và thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được quy định như thế nào?
Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi được quy địnnh như thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì người được nhận làm con nuôi bao gồm:
- Trẻ em dưới 16 tuổi
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
- Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Như vậy, người được nhận làm con nuôi bao gồm: trẻ em dưới 16 tuổi; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Bên cạnh đó luật cũng quy định một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Việc nuôi con nuôi hướng tới đối tượng trước tiên là trẻ em, nên pháp luật quy định độ tuổi tối đa của người được nhận làm con nuôi. Những người ở độ tuổi này chưa có sự trưởng thành nhất định về thể chất và tinh thần, rất cần sự quan tâm nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của người lớn. Mặt khác, quy định độ tuổi của người con nuôi như vậy cũng tương ứng với quy định của các ngành luật khác như luật lao động, luật dân sự.
Như vậy, quy định về độ tuổi của người được nhận nuôi là tương đối phù hợp về mặt lí luận và thực tiễn.
Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi là gì và thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được quy định như thế nào?
Điều kiện đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Theo Điều 29 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này, cụ thể là:
"Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt."
- Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi phải có đủ điều kiện đó là: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; Có tư cách đạo đức tốt. Đồng thời, người đó còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú.
Hồ sơ của người Việt Nam ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi gồm những giấy tờ gì và nộp ở đâu?
Tại Điều 31 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi như sau:
- Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Đơn xin nhận con nuôi;
+ Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
+ Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
+ Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
+ Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
+ Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
+ Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.
- Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.
- Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.
Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi cần chuẩn bị các giấy tờ tài liệu theo quy định tại Điều 31 như trên. Ngoải ra, hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp
Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 tháng 1 là ngày gì? Ngày 25 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 25 tháng 1 dương lịch được nghỉ tết chưa?
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?