Điều kiện để viên chức xét thăng hạng lên chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính như thế nào?
Điều kiện để viên chức xét thăng hạng lên chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính như thế nào?
Điều kiện để viên chức xét thăng hạng lên chức danh Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.02 được quy định tại điểm h khoản 3 Điều 6 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực từ 15/10/2023) như sau:
Viên chức thăng hạng lên chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính phải có thời gian công tác giữ một trong số các chức danh sau đây từ đủ 09 (chín) năm trở lên:
- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số V.09.02.03;
- Giảng giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) - Mã số V.09.02.03;
- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số V.09.02.04;
- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) - Mã số V.09.02.04;
- Giảng viên - Mã số 15.111;
- Giáo viên trung học - Mã số 15.113;
- Giảng viên (hạng III) - Mã số V.07.01.03;
- Giáo viên trung học (chưa đạt chuẩn) - Mã số 15c.207 hoặc tương đương
Trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số V.09.02.03 hoặc giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) - Mã số V.09.02.03 hoặc giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số V.09.02.04 hoặc giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) - Mã số V.09.02.04 tối thiểu là 01 (một) năm (đủ 12 tháng).
Trước đây, điều kiện để viên chức xét thăng hạng lên chức danh Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính được quy định theo điểm g khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH (Hết hiệu lực từ 15/10/2023) như sau:
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II)
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
...
g) Viên chức thăng hạng lên chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) phải có thời gian công tác giữ chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) hoặc giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) hoặc giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) tối thiểu là 02 (hai) năm.
Căn cứ trên quy định viên chức muốn xét thăng hạng lên chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) phải có thời gian công tác giữ chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) từ đủ 09 (chín) năm trở lên.
Trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) tối thiểu là 02 (hai) năm.
Viên chức xét thăng hạng lên chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính được xếp lương thế nào?
Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 14 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực từ 15/10/2023) như sau:
Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
Viên chức được xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
1. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp - Mã số: V.09.02.01, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
2. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.02, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
3. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.03, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
4. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số: V.09.02.04, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
...
Theo quy định nêu trên thì giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.02, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Trước đây, việc chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp được hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2019/TT-BLĐTBXH (Hết hiệu lực từ 15/10/2023) như sau:
Chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp và giáo viên giáo dục nghề nghiệp
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp và giáo viên giáo dục nghề nghiệp quy định tại Thông tư số 10/2018/TT-BNV và Thông tư số 03/2018/TT-BLĐTBXH, được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Đối với giảng viên giáo dục nghề nghiệp
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I), mã số: V.09.02.01, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II), mã số: V.09.02.02, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III), mã số: V.09.02.03, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III), mã số: V.09.02.04, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
...
Theo quy định nêu trên thì viên chức xét thăng hạng lên chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Điều kiện để viên chức xét thăng hạng lên chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính có nhiệm vụ thế nào?
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.02 có nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực từ 15/10/2023) như sau:
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.02
1. Nhiệm vụ
a) Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; giảng dạy trình độ sơ cấp; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;
b) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở cấp cơ sở trở lên; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, chuyển giao công nghệ; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài nước;
c) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định các chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy; thiết kế, cải tiến, chế tạo phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, xây dựng và quản lý phòng học chuyên môn;
d) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
đ) Hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp.
...
Trước đây, giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính có nhiệm vụ được quy định theo điểm g khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH (Hết hiệu lực từ 15/10/2023) như sau:
- Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành từ trình độ sơ cấp đến trình độ cao đẳng;
- Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy;
- Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;
- Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định;
- Hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp;
- Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy;
- Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định các chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy;
- Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, cải tiến, chế tạo phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, xây dựng và quản lý phòng học chuyên môn;
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hay sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở cấp cơ sở hoặc ngành; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài nước;
- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?