Điều kiện để hạch toán chi phí cho khoản chi bảo hiểm nhân thọ cho người lao động gồm những gì?
Các trường hợp nào mà người tham gia bảo hiểm nhân thọ không được trả tiền bảo hiểm?
Căn cứ Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định các trường hợp không được trả tiền bảo hiểm nhân thọ như sau:
"Điều 39. Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế."
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định vừa nêu trên thì người tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ không được nhận tiền bảo hiểm.
Điều kiện để hạch toán chi phí cho khoản chi bảo hiểm nhân thọ cho người lao động gồm những gì?
Phí bảo hiểm nhân thọ có thể được đóng theo từng tháng hay không?
Căn cứ Điều 35 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về phí bảo hiểm nhân thọ như sau:
"Điều 35. Đóng phí bảo hiểm nhân thọ
1. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ hai năm trở lên mà doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
4. Các bên có thể thoả thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương đình chỉ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn hai năm, kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu."
Theo quy định trên thì việc đóng phí bảo hiểm nhân thọ có thể đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng.
Như vậy, nếu muốn đóng phí bảo hiểm theo từng tháng thì bạn có thể thỏa thuận trước với doanh nghiệp bảo hiểm trước khi ký hợp đồng.
Điều kiện để hạch toán chi phí cho khoản chi bảo hiểm nhân thọ cho người lao động gồm những gì?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
"Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.11. Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các Khoản chi cho Chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).”.
Như vậy điều kiện để hạch toán chi phí cho khoản chi bảo hiểm nhân thọ cho người lao động gồm:
- Không được vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người; Nếu vượt thì phần vượt sẽ không được tính vào chi phí được trừ
- Phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty;
- Phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng 12 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Ngày 23 tháng 12 âm 2025 thứ mấy?
- Đi xe đạp không đèn chiếu sáng bị phạt bao nhiêu 2025? Mức xử phạt đi xe đạp không đèn chiếu sáng theo Nghị định 168/2024?
- Lễ mừng thọ là gì? Mẫu kịch bản dẫn chương trình lễ mừng thọ xuân Ất Tỵ? Tham khảo mẫu kịch bản?
- Công trình được thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Hạn chót nộp tờ khai thuế quý 4/2024? Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT quý 4/2024 vào thời gian nào?